Trí tuệ nhân tạo trong đời sống

GD&TĐ - Theo số liệu của Công ty Phần mềm SAS (Mỹ), hơn 72% số tổ chức trên thế giới sử dụng trí tuệ nhân tạo (A.I) trong một hoặc vài lĩnh vực hoạt động thương mại.   

Trí tuệ nhân tạo trong đời sống

Có được điều này là bởi A.I khiến cho công nghệ có thể đáp ứng nhanh chóng và chính xác đối với nhu cầu của khách hàng, đồng thời đảm bảo mức độ kinh nghiệm cao hơn đối với trường hợp quản trị công.

Thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” xuất hiện trong những năm 50 của thế kỷ trước. Từ thời gian đó, các đại diện thương mại cũng như môi trường hàn lâm đã phát triển hệ thống nơron nhân tạo với nhiệm vụ thực hiện các tính toán nhất định tương tự như công việc của não người.

Cùng với thời gian, A.I trở thành yếu tố tự nhiên trong đời sống thường ngày của chúng ta.

Tháo gỡ vấn đề với thẻ tín dụng

Những vấn đề xảy ra khi thanh toán bằng thẻ tín dụng cần được tháo gỡ một cách nhanh chóng. Công ty Lotte Card (Hàn Quốc) sử dụng trí tuệ nhân tạo cùng hệ thống chuyển đổi ngôn ngữ tự nhiên để tạo ra chatbot có khả năng trả lời các câu hỏi từ phía khách hàng trong thời gian thực, giảm đáng kể thời gian chờ đợi để có câu trả lời.

Cần nhấn mạnh rằng, tiếng Hàn Quốc rất phức tạp và các hệ thống dịch vụ đơn giản không sử dụng A.I thường xuyên gặp vấn đề với việc tạo câu đúng, các chỉ dẫn đưa ra thường không chính xác và đôi khi sai lầm.

Ví dụ nói trên cho thấy, trí tuệ nhân tạo đẩy nhanh hoạt động thương mại, giải quyết dễ dàng công việc tư vấn và cho phép tiếp cận riêng tư đối với khách hàng.

Trong thời đại ngày nay, điều này có ý nghĩa to lớn bởi không ai trong chúng ta thích chờ đợi. Khách hàng đòi hỏi được tiếp xúc nhanh chóng, trong trường hợp ngược lại, phải chờ đợi lâu, họ sẽ ngừng sử dụng dịch vụ.

Trí tuệ nhân tạo trong phòng chờ bệnh viện

Đến bệnh viện thường là việc không vui vẻ. Không vui vẻ bởi nó không chỉ liên quan đến các vấn đề về sức khỏe, mà còn liên quan đến việc phải chờ đợi lâu, thời gian làm thủ tục kéo dài...

Một trong những lý do của tình trạng này là các trục trặc khi tiếp cận thông tin bệnh nhân và nhân viên y tế thường phải tìm kiếm thông tin theo cách thủ công. Bệnh viện của Đại học Montpellier ở miền Nam nước Pháp đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích các dữ liệu về bệnh nhân – điều đó giúp quản lý lịch khám bệnh của bệnh nhân và thời gian làm việc của nhân viên y tế.

Hệ thống cũng phân tích các dữ liệu từ hồ sơ y tế, ghi chép của bác sĩ và y tá để từ đó tạo bức tranh đầy đủ về bệnh nhân, giúp giảm thời gian khám bệnh, nhanh chóng đưa ra chẩn đoán và đề xuất phương thức điều trị.

Thương mại điện tử trên nền A.I

An toàn trong thương mại điện tử là xu hướng quan trọng của các cửa hàng trực tuyến, chẳng hạn như Shop Direct – một trong những nhà bán lẻ trực tuyến tại Anh, phục vụ hơn 4 tỷ khách hàng. Shop Direct cung cấp cho khách hàng những dạng thanh toán khác nhau, trong đó có thẻ tín dụng.

Công ty đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để thanh toán trong thời gian thực. Trong khi người mua chọn mua một món hàng của Shop Direct, máy tính sẽ kiểm tra xem có thể để họ thanh toán trực tuyến được hay không. Toàn bộ quá trình diễn ra trôi chảy đến mức khách hàng không nhận ra.

Nước, điện và trí tuệ nhân tạo

Đối với nhiều người, nước trong vòi, điện trong ổ điện và tỏa ra từ máy sưởi là một cái gì đó rất tự nhiên. Chúng ta hầu như không để ý đến quá trình phân phối những loại hàng hóa này.

Công ty Energias de Portugal, SA (EDP), một trong những nhà cung cấp năng lượng lớn nhất Bồ Đào Nha đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để dự đoán những sai sót tiềm tàng và lập kế hoạch dịch vụ. Điều này giúp giảm đến mức thấp nhất những gián đoạn trong cung cấp điện. EDP cũng sử dụng A.I để xác định nhu cầu của người sử dụng, nhờ đó có thể phân phối nguồn tài nguyên.

Nhờ các ứng dụng như Siri hay Google Assistant, trí tuệ nhân tạo hiện diện dưới nhiều dạng trong phần lớn các mẫu smartphone. Các “trợ lý ảo” trong smartphone có thể thông báo cho chúng ta về tình hình thời tiết hoặc chỉ đường đi.

Theo Onet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ