Rau răm (hay còn gọi là thủy liễu) có vị cay, tính ấm, không có độc, có tác dụng chữa đau bụng lạnh, các vết thương do rắn cắn, chữa tràng ghẻ, cước khí (sưng chân – mùa đông chân tay hay bị cước), hắc lào, trĩ.
Người Campuchia còn dùng nó để chữa thông tiểu, chống nôn và sốt.
Vì có vị cay, tính ấm, tính thơm hành khí mạnh (khí hành dẫn đến huyết hành) kích thích tử cung có thể làm ra thai nên rau răm kỵ dùng với người có thai.
Bà bầu ăn ít (chỉ một vài ngọn) với các thức đi kèm như trứng vịt lộn… sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, nhưng nếu ăn nhiều, dùng rau răm giã uống hay sắc làm thuốc uống thì rất nguy hiểm.
Cần lưu ý mỗi khi sử dụng rau răm mặc dù nó không độc, nhưng nếu dùng rau răm thường xuyên, với lượng rau răm nhiều sẽ làm giảm tình dục, giảm ham muốn cả đàn ông lẫn đàn bà, kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi, phụ nữ có thể trở nên vô kinh (mất chu kỳ kinh nguyệt).
Do vậy, người tu hành thường sử dụng rau răm để tránh những cơn bốc dương, an tâm tu hành cho đắc đạo là chuyện có thật diễn ra từ lâu trong đời sống nhà chùa.
Trong dân gian người ta còn dùng rau răm để gây sảy thai (trường hợp chậm kinh trên dưới 1 tuần tức 5 – 9 ngày, đạt tỷ lệ tới 60 – 80%): Dùng rau răm tươi 500g, loại thân đỏ hơi ngả sang màu tím (rau răm thân xanh trắng không có tác dụng gây sảy thai).
Chỉ lấy thân và lá non, bỏ rễ và lá già, rửa sạch, để ráo nước. Giã, ép nát, vắt lấy nước cốt được khoảng 250ml (1 xị).
Uống một lần duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu có kết quả thì ngay trong đêm đó hoặc sáng hôm sau, phôi thai tự trục ra ngoài.
Bởi vậy khi có thai không được ăn nhiều rau răm. Những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi đang hành kinh cũng không được dùng rau răm.