Ấn Độ nhận hệ thống phòng không PAC-3 MSE và THAAD thay thế S-400?

GD&TĐ - Văn phòng đại diện của Lockheed Martin tại Ấn Độ đã đề xuất một hệ thống phòng không toàn diện cho New Delhi.

Ấn Độ nhận hệ thống phòng không PAC-3 MSE và THAAD thay thế S-400?

Nhà sản xuất vũ khí Mỹ đề nghị cung cấp cho Ấn Độ các tổ hợp PAC-3 MSE và THAAD nhằm tạo ra hệ thống chống tên lửa cực mạnh cho quốc gia Nam Á.

Theo các nguồn tin địa phương, ông William Blair - Phó chủ tịch kiêm giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Lockheed Martin đang định hình cách tiếp cận chiến lược của họ nhằm đáp ứng các yêu cầu phức tạp về phòng thủ tên lửa và không quân của Ấn Độ.

Ông Blair giải thích, PAC-3 MSE sẽ hoạt động như một lớp thấp hơn, bên dưới hệ thống THAAD. Cấu trúc phòng thủ nhiều lớp này được thiết kế để cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ, chống lại nhiều mối đe dọa trên không, từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn đến tầm cao.

PAC-3 MSE nhắm vào tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình và máy bay, trong khi hệ thống THAAD tập trung vào việc đánh chặn các mối đe dọa ở tầm cao hơn.

Khi thảo luận về khả năng Ấn Độ mua các hệ thống PAC-3 MSE và THAAD từ Lockheed Martin, giới chức Washington đề nghị New Delhi cân nhắc sự kết hợp giữa lợi ích chiến lược và thực tế.

Tại Quốc hội Mỹ, những nhân vật nổi bật như Phó Đô đốc Jon Hill - Giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Hoa Kỳ, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích hợp PAC-3 MSE với hệ thống THAAD để có năng lực phòng thủ toàn diện.

Đô đốc Hill đã ca ngợi thành công của hệ thống trong các cuộc thử nghiệm đánh chặn, nhấn mạnh khả năng giải quyết nhiều mối đe dọa phức tạp và đang phát triển bằng những phản ứng linh hoạt, nhiều lớp, phù hợp với mọi mối đe dọa tên lửa.

Điều này cũng phản ánh mục tiêu rộng hơn của Hoa Kỳ là tăng cường quan hệ quốc phòng với Ấn Độ, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng.

Ukraine-fired-6-of-PAC-3-annual-production-of-in-120-seconds1.jpg
Mỹ đề nghị cung cấp cho Ấn Độ những tổ hợp phòng thủ tên lửa mà nhiều quốc gia xin mua nhưng Washington không bán.

Tuy nhiên tại Ấn Độ, các nhà hoạch định quốc phòng đang phải cân nhắc kỹ, khi họ nhận ra lợi ích của các hệ thống vũ khí Mỹ như PAC-3 MSE và THAAD, nhưng cũng lưu tâm đến sự cần thiết phải cân bằng giữa mua sắm trong nước và quốc tế.

Ấn Độ đã đầu tư mạnh vào hệ thống S-400 của Nga và đang thúc đẩy một số dự án nội địa như Khusha. Trong khi các quan chức New Delhi coi THAAD và PAC-3 là những bổ sung tiềm năng cho năng lực tác chiến, họ cũng cần ưu tiên cho sản xuất quốc phòng và quan hệ đối tác trong nước.

Những thách thức trong việc tích hợp hệ thống Khusha của Ấn Độ với PAC-3 MSE và THAAD do Hoa Kỳ sản xuất phát sinh từ những khác biệt rõ rệt về thiết kế, mục đích cũng như yếu tố địa chính trị.

Dự án Khusha là một chương trình phòng thủ tên lửa trong nước của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO), cung cấp khả năng phòng thủ nhiều lớp để đánh chặn tên lửa ở nhiều độ cao khác nhau.

Mặc dù PAC-3 MSE và THAAD là những hệ thống tiên tiến, có chức năng chỉ huy, điều khiển và radar độc đáo. Việc kết hợp những điều này vào mạng lưới phòng thủ của Ấn Độ, đặc biệt là Dự án Khusha, đặt ra những rào cản kỹ thuật. Khả năng tương thích với radar phòng thủ tên lửa và công nghệ đánh chặn của DRDO không hề đơn giản.

Ngoài ra Khusha với chiến lược phòng thủ nhiều lớp gợi nhớ đến khả năng kết hợp giữa PAC-3 MSE cho các cuộc giao tranh tầm ngắn và THAAD cho tác chiến đánh chặn tầm xa, tầm cao.

Khoản đầu tư của Ấn Độ nhằm bao phủ mọi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chiến thuật đến máy bay và tên lửa hành trình. Việc kết hợp thêm các hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ có thể dẫn đến sự dư thừa và kém hiệu quả.

Hơn nữa, những tiến bộ đang diễn ra của Ấn Độ trong chương trình Phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) có thể đã mang lại những lợi ích chiến lược tương đương. Ví dụ, hệ thống S-400 của Nga cung cấp các khả năng tương tự như THAAD, có khả năng khiến việc mua thêm vũ khí trở nên không cần thiết.

Việc đưa các hệ thống của Hoa Kỳ vào thành phần chiến đấu nguy cơ làm phức tạp thêm mối quan hệ quốc phòng của Ấn Độ, đặc biệt là với Nga - nhà cung cấp S-400 và là đối tác quốc phòng lâu năm. Việc điều hướng các liên minh dễ dẫn đến xung đột, xét đến bối cảnh địa chính trị hiện tại.

Dự án Khusha cũng báo hiệu cam kết của Ấn Độ trong việc phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của riêng mình. Việc phụ thuộc nhiều vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ gây phản tác dụng với mục tiêu này, làm tăng sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài thay vì thúc đẩy sự tự lực.

Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao - giai đoạn cuối THAAD của Mỹ
Theo Bulgarian Military

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Rào cản từ vạch xuất phát

GD&TĐ - Nhiều cơ sở giáo dục đại học thông tin hầu như năm nào cũng có sinh viên mong muốn chuyển ngành, trường.