Ấn Độ khó lôi kéo các trường đại học quốc tế

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Đầu tháng 1, Ấn Độ công bố dự thảo hướng dẫn về điều kiện thành lập cơ sở của trường đại học nước ngoài tại Ấn Độ.

Ấn Độ cho phép 500 trường tốp đầu thế giới thành lập cơ sở tại nước này.
Ấn Độ cho phép 500 trường tốp đầu thế giới thành lập cơ sở tại nước này.

Theo đó, các trường đại học đủ điều kiện phải xếp hạng trong top 500 trường hàng đầu thế giới.

Trong khi nhiều người ủng hộ thông báo trên, nhiều học giả bày tỏ mối lo ngại. GS Philip Altbach, chuyên ngành Giáo dục Đại học tại Đại học Boston, Anh, nhận định, các trường đại học nước ngoài sẽ không “đổ xô” đến Ấn Độ vì trở ngại liên quan đến tự do học thuật, học phí, bộ máy nhà nước...

“Trên thế giới, các trường đại học hàng đầu đã thành lập cơ sở tại nhiều quốc gia khác nhau và hưởng tài trợ của chính phủ các nước này. Tuy nhiên, Chính phủ Ấn Độ dường như không quan tâm đến điều đó. Các nhà chức trách cần cân nhắc kỹ về các trường đại học mà họ muốn hợp tác”, ông Altbach phân tích.

Đồng tình với quan điểm trên, GS Shahid Jameel, Trung tâm Nghiên cứu Hồi giáo - Oxford, cho rằng giới hạn các trường trong danh sách 500 là quá ít ỏi. Nhiều trường đại học hàng đầu thế giới hiện nay đã thu hút đông đảo sinh viên đến từ Ấn Độ nên họ không nhất thiết phải thành lập cơ sở tại đây.

Một vấn đề quan trọng khác là học phí. Các trường quốc tế thường có học phí tương đối cao, chỉ phục vụ được một phần nhỏ phụ huynh khá giả nhưng chưa thể cho con du học. Do đó, các trường khó có thể thu hút tuyển sinh từ đại đa số người dân Ấn Độ.

Theo THE

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

 Nga có nhiều cách để trả đũa phương Tây nếu bị tịch thu tài sản.

Đòn đáp trả Mỹ tịch thu tài sản?

GD&TĐ - Biện pháp đáp trả của Nga có thể không so sánh bằng với việc tịch thu tài sản mà phương Tây áp đặt nhưng vẫn có thể gây ra nỗi đau.