Ấn Độ điều tra vì sao Ukraine có được đạn pháo 155 mm nước này sản xuất

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nguồn gốc những quả đạn pháo do Ấn Độ sản xuất trong tay Lực lượng vũ trang Ukraine đã gây ra rất nhiều thắc mắc.

Ấn Độ điều tra vì sao Ukraine có được đạn pháo 155 mm nước này sản xuất

Ấn Độ từ chối đứng về bất cứ bên nào trong xung đột Nga - Ukraine, nhưng đạn pháo do nước này sản xuất lại đang được sử dụng trên chiến trường. Đoạn video được đăng tải đã gây xôn xao dư luận.

“Các báo cáo gần đây lan truyền trên mạng xã hội Nga và Ukraine cho thấy Kyiv rất có thể đã nhận được đạn pháo 155 mm của Ấn Độ. Theo thông tin đăng tải trên một tài khoản Telegram, những quả đạn này tương thích với pháo tự hành Krab do Ba Lan cung cấp cho Ukraine".

"Tin tức này xuất hiện vào thời điểm phương Tây đang xem xét khả năng cung cấp cả đạn pháo 155 mm đã hết hạn sử dụng, để có thể gửi ít nhất 200.000 quả tới Ukraine mỗi tháng”, tờ EurAsian Times cho biết.

Đạn pháo do Ấn Độ sản xuất được sử dụng bên trong pháo tự hành Krab của Ukraine.

Bài đăng đã khơi dậy sự quan tâm của những người theo dõi diễn biến trên chiến trường, họ suy đoán rằng những quả đạn pháo này được sản xuất bởi Munitions India Limited (MIL).

MIL là nhà sản xuất hàng đầu đối với nhiều loại đạn, không chỉ đạn 155 mm mà còn cả 105 mm và 125 mm. Ngoài pháo binh, doanh nghiệp này còn cung cấp đạn dược cho các mục đích quân sự khác, tác giả bài phân tích - nhà báo Ritu Sharma lưu ý.

Ấn Độ không cung cấp đạn dược cho Ukraine hoặc bất kỳ nước phương Tây nào để duy trì tính trung lập trong cuộc chiến. Nhưng truyền thông không phủ nhận khả năng chúng tới theo cách gián tiếp từ nước thứ ba.

Được biết khách hàng của đạn pháo 155 mm do Ấn Độ sản xuất là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Armenia.

Ngoài ra một quốc gia châu Âu giấu tên, rất có thể là Ba Lan hoặc Slovenia, gần đây đã mua với số lượng lớn.

Một giả thuyết khác được đưa ra là Mỹ nhận đạn 155 mm rồi gửi sang Ukraine. Cơ sở lý luận này được củng cố bởi thông báo của Washington vào tháng 10 năm 2023, nêu bật ý định tăng cường sản xuất đạn pháo 155 mm trên toàn thế giới.

Lầu Năm Góc đề xuất đầu tư 1,5 tỷ USD vào chương trình này, dự án sẽ mang lại lợi ích cho Ba Lan, Ấn Độ, Canada và cả Hoa Kỳ.

Quân đội Hoa Kỳ đã ký hợp đồng với 9 công ty ở Mỹ, Canada, Ấn Độ và Ba Lan về các bộ phận hoặc vật liệu chính cần thiết cho quá trình sản xuất “nhằm đạt được sản lượng 80.000 quả đạn mỗi tháng vào quý 4 năm tài chính 2025”.

Công ty Ấn Độ Solar Industries India Ltd là một trong 9 doanh nghiệp được trao hợp đồng.

Ukraine và các đồng minh đang tìm nhiều nguồn cung cấp đạn pháo 155 mm.

Ukraine và các đồng minh đang tìm nhiều nguồn cung cấp đạn pháo 155 mm.

Trước đó, ngày 4/1/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Randhir Jaiswal phủ nhận sự liên quan của New Delhi trong việc cung cấp đạn pháo cho Lực lượng vũ trang Ukraine.

Ông cho biết, nước này không gửi bất kỳ loại đạn pháo nào tới Kyiv.

Các cơ quan an ninh Ấn Độ đã mở một cuộc điều tra tích cực về việc đạn pháo do nước này sản xuất được đưa vào Ukraine thông qua kế hoạch buôn bán vũ khí, hoặc thông đồng với một quốc gia đối tác.

Một trong những quốc gia phương Tây (trung gian) đang bị nghi ngờ, có thể họ đã mua đạn pháo 155 mm ở Ấn Độ với mục đích đưa chúng đến Ukraine thông qua một nước châu Âu, có lẽ là thành viên của khối NATO.

“Đến năm 2025, Mỹ có kế hoạch sản xuất ít nhất 100 nghìn quả đạn pháo 155 mm mỗi tháng, điều đó có nghĩa là châu Âu sẽ phải tăng sản lượng đạn pháo 155 mm của riêng mình lên 150% vào năm 2024".

"Kyiv đã đồng ý cùng hai công ty Mỹ sản xuất đạn pháo 155 mm ngay trên đất Ukraine. Nhưng nếu bắt đầu sản xuất thì ít nhất phải sau 2 năm nữa".

"Đức gần đây đã đồng ý mua đạn pháo 155 mm trị giá hơn 400 triệu USD từ Rheinmetall và một công ty giấu tên của Pháp. Số đạn này cũng dự định sẽ được gửi tới Ukraine”, tờ EurAsian Times kết luận.

Theo EurAsian Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cần ứng xử công bằng

GD&TĐ - Cần có sự trang bị cho bản thân cũng như con trẻ, để có đủ năng lực tiếp nhận và có thái độ ứng xử công bằng với các sản phẩm văn hóa.
Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Cậu bé Arthur

GD&TĐ - Arthur là con trai của thợ rèn - một người đàn ông với bản tính cực kỳ chăm chỉ và không nề hà công việc nào.
Minh họa/INT

Vì sao vẫn 'ế'?

GD&TĐ - Từ cuối tháng 4 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 4 phiên đấu giá vàng miếng nhưng chỉ một phiên thành công.