Ấn Độ biến không khí ô nhiễm thành... vật liệu xây dựng

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp Ấn Độ Carbon Craft Design (CCD) ra mắt với mục tiêu làm sản xuất vật liệu xây dựng và giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Ấn Độ.

Gạch của Carbon Craft Design được làm từ carbon đen. (Ảnh: Carbon Craft Design).
Gạch của Carbon Craft Design được làm từ carbon đen. (Ảnh: Carbon Craft Design).

Công ty chiết xuất carbon đen từ không khí ô nhiễm và biến nó thành những viên gạch carbon.

Carbon đen là một chất trong ô nhiễm không khí dạng hạt mịn (PM2.5) hấp thụ năng lượng từ mặt trời gấp một triệu lần so với CO2, khiến nó trở thành nguyên nhân gây ra khủng hoảng khí hậu.

Ngoài việc làm suy giảm các chức năng nhận thức và miễn dịch, carbon đen còn liên quan đến bệnh phổi và tim. Vào năm 2020, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra hơn 6,6 triệu ca tử vong trên toàn thế giới và lần đầu tiên được kết luận là một phần nguyên nhân dẫn đến cái chết do hen suyễn của một bé gái 9 tuổi ở London.

Ấn Độ nổi tiếng với không khí ô nhiễm. Các thành phố ở đây thường phải chịu mức PM2.5 cao và nằm trong số 21/30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Ấn Độ là nhà sản xuất gạch lớn thứ hai thế giới và các lò gạch chiếm 20% lượng khí thải carbon đen trên toàn cầu. Ngay cả các loại gạch thủy tinh hóa thông thường cũng cần rất nhiều năng lượng để sản xuất vì chúng cần phải được đốt cháy.

Trưởng dự án CCD Giriprashad K đã giải thích trong một video: “Việc sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những nhân tố dẫn đến biến đổi khí hậu. Chúng tôi muốn sử dụng carbon theo cách này để sản xuất vật liệu xây dựng.”

Theo trang web của công ty, mỗi viên gạch xây dựng bền vững mới chứa ít nhất 70% chất thải và tương đương với việc làm sạch 30.000 lít không khí. CCD ước tính: 1 ngói carbon = 1 ngày không khí sạch cho một người. 

Ông nói: “Chúng tôi đã tìm ra cách để tăng giá trị cho lượng carbon thu hồi này bằng cách sử dụng nó làm chất màu trong gạch carbon.”

Kiến trúc sư Tejas Sidnal cho biết: “Bất cứ thứ gì chúng ta xây dựng đều có thể được tái sử dụng hoặc tăng giá trị dưới nhiều hình thức. Đó là lý do tại sao chúng tôi cảm thấy rằng bất kỳ tài nguyên nào cũng không phải là chất thải. Chúng tôi cảm thấy rằng ô nhiễm không khí chỉ là tài nguyên chưa được khai thác.”

Theo EcoWatch

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ