Âm vang điệu cồng chiêng trong Lễ hội cầu an của người Ba Na

GD&TĐ - Lễ hội cầu an được người Ba Na tổ chức hằng năm, sau khi dân làng đã thu hoạch hết mùa màng trên nương, rẫy, gùi lúa, ngô, khoai về nhà kho.

Tùy vào điều kiện kinh tế của dân làng mà cúng cho Giàng (thần) những lễ vật hiến sinh phù hợp, thông thường lễ vật là rượu cần, vật nuôi như bò, heo, dê, gà. Lễ được tổ chức với sự có mặt đầy đủ các thành viên trong buôn làng, người chủ trì buổi lễ là già làng, là người có uy tín và am hiểu phong tục tập quán.

Trước lễ hội, già làng sẽ tiến hành trao đổi với người lớn tuổi uy tín trong làng, sau đó đánh trống bàn việc ở nhà Rông. Sau khi đã thống nhất, họ sẽ tiến hành chọn mua các vật cúng lễ, đóng góp của cải vật chất sắm vật hiến sinh cúng Giàng, chỉnh chiêng, làm cột gưng, dọn vệ sinh đường xá sạch sẽ, sửa sang nhà rông, bến nước trong thôn làng để đón bà con gần xa đến tham dự.

Ngày 26/3, tại không gian làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra buổi tái hiện Lễ hội cầu an của đồng bào Ba Na, đặc biệt trong lễ hội có nghi thức cúng và biểu diễn cồng chiêng của các nghệ nhân đến từ làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang đến từ tỉnh Gia Lai.

Ngày 26/3, tại không gian làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra buổi tái hiện Lễ hội cầu an của đồng bào Ba Na, đặc biệt trong lễ hội có nghi thức cúng và biểu diễn cồng chiêng của các nghệ nhân đến từ làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang đến từ tỉnh Gia Lai.

zà Già làng Đinh Bri và Đinh Hyor làm lễ cúng để báo cho những người đã khuất biết hôm nay làng bắt đầu làm lễ cầu sức mạnh, và cũng nhờ những người đã mất hãy chứng kiến và theo dõi phù hộ cho buôn làng. Lễ cúng đơn giản chỉ là tấm lá chuối xanh, rượu khô và vỏ trứng gà...

Già làng Đinh Bri và Đinh Hyor làm lễ cúng để báo cho những người đã khuất biết hôm nay làng bắt đầu làm lễ cầu sức mạnh, và cũng nhờ những người đã mất hãy chứng kiến và theo dõi phù hộ cho buôn làng. Lễ cúng đơn giản chỉ là tấm lá chuối xanh, rượu khô và vỏ trứng gà...

Hầu như không có lễ hội hay sinh hoạt cộng đồng nào của người dân tộc Ba Na mà không có cồng, chiêng. Nghệ thuật cồng chiêng, múa xoang không thể thiếu trong các dịp dân làng tổ chức các nghi lễ cúng cầu an, mừng lúa mới, đám cưới, ma chay… Âm thanh cồng, chiêng báo tin mừng cho cộng đồng, sự cảm ơn của chủ nhà đối với đất trời và nét văn hóa này luôn mãi được kế thừa, truyền lại cho thế hệ con cháu đồng bào Ba Na.Hầu như không có lễ hội hay sinh hoạt cộng đồng nào của người dân tộc Ba Na mà không có cồng, chiêng. Nghệ thuật cồng chiêng, múa xoang không thể thiếu trong các dịp dân làng tổ chức các nghi lễ cúng cầu an, mừng lúa mới, đám cưới, ma chay… Âm thanh cồng, chiêng báo tin mừng cho cộng đồng, sự cảm ơn của chủ nhà đối với đất trời và nét văn hóa này luôn mãi được kế thừa, truyền lại cho thế hệ con cháu đồng bào Ba Na.

Hầu như không có lễ hội hay sinh hoạt cộng đồng nào của người dân tộc Ba Na mà không có cồng, chiêng. Nghệ thuật cồng chiêng, múa xoang không thể thiếu trong các dịp dân làng tổ chức các nghi lễ cúng cầu an, mừng lúa mới, đám cưới, ma chay… Âm thanh cồng, chiêng báo tin mừng cho cộng đồng, sự cảm ơn của chủ nhà đối với đất trời và nét văn hóa này luôn mãi được kế thừa, truyền lại cho thế hệ con cháu đồng bào Ba Na.

Những bước nhảy, tiếng trống, tiếng cồng chiêng vang lên, kèm theo đó là những động tác múa xoang uyển chuyển của các thiếu nữ thể hiện sự vui mừng, niềm hân hoan vì dịch bệnh, tà ma, xui xẻo… đã rời khỏi nơi trú ẩn và đi xa.Những bước nhảy, tiếng trống, tiếng cồng chiêng vang lên, kèm theo đó là những động tác múa xoang uyển chuyển của các thiếu nữ thể hiện sự vui mừng, niềm hân hoan vì dịch bệnh, tà ma, xui xẻo… đã rời khỏi nơi trú ẩn và đi xa.Những bước nhảy, tiếng trống, tiếng cồng chiêng vang lên, kèm theo đó là những động tác múa xoang uyển chuyển của các thiếu nữ thể hiện sự vui mừng, niềm hân hoan vì dịch bệnh, tà ma, xui xẻo… đã rời khỏi nơi trú ẩn và đi xa.Những bước nhảy, tiếng trống, tiếng cồng chiêng vang lên, kèm theo đó là những động tác múa xoang uyển chuyển của các thiếu nữ thể hiện sự vui mừng, niềm hân hoan vì dịch bệnh, tà ma, xui xẻo… đã rời khỏi nơi trú ẩn và đi xa.

Những bước nhảy, tiếng trống, tiếng cồng chiêng vang lên, kèm theo đó là những động tác múa xoang uyển chuyển của các thiếu nữ thể hiện sự vui mừng, niềm hân hoan vì dịch bệnh, tà ma, xui xẻo… đã rời khỏi nơi trú ẩn và đi xa.

Trong đội múa xoang và chiêng có cả hóa trang hình nộm: Tạo dựng hình nộm, vũ khí đao, kiếm, giáo mác, chiếc khiên và vật hiến sinh, giết mổ con heo đực thiến hết lớn đã nuôi mười năm tuổi và con gà lông đen chân chì để tế thần. Thường lệ như mọi năm, dân làng nguyện cầu các vị thần phù hộ cho buổi lễ cầu an này được hiệu nghiệm, để xua đuổi hết tà ma, mọi hoạn nạn dịch bệnh ốm đau và điều ác đang ẩn náu trong làng mau chóng rời khỏi làng.

Trong đội múa xoang và chiêng có cả hóa trang hình nộm: Tạo dựng hình nộm, vũ khí đao, kiếm, giáo mác, chiếc khiên và vật hiến sinh, giết mổ con heo đực thiến hết lớn đã nuôi mười năm tuổi và con gà lông đen chân chì để tế thần. Thường lệ như mọi năm, dân làng nguyện cầu các vị thần phù hộ cho buổi lễ cầu an này được hiệu nghiệm, để xua đuổi hết tà ma, mọi hoạn nạn dịch bệnh ốm đau và điều ác đang ẩn náu trong làng mau chóng rời khỏi làng.

Già làng và bà con dân làng bắt đầu hòa nhập vào không khí phần hội uống rượu mừng lễ cầu an đã xong. Những tiếng hò reo, mời mọc, chúc tụng nhau cùng với những điệu múa xoang, hòa quyện với nhịp cồng chiêng hào hùng của các chàng trai và điệu múa của các cô gái,cùng du khách càng tăng thêm sự nhộn nhịp, sôi động của lễ hội.

Già làng và bà con dân làng bắt đầu hòa nhập vào không khí phần hội uống rượu mừng lễ cầu an đã xong. Những tiếng hò reo, mời mọc, chúc tụng nhau cùng với những điệu múa xoang, hòa quyện với nhịp cồng chiêng hào hùng của các chàng trai và điệu múa của các cô gái,cùng du khách càng tăng thêm sự nhộn nhịp, sôi động của lễ hội.

Với nét văn hóa dân gian đặc sắc, độc đáo của Lễ hội cầu an, người Ba Na ở làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã luôn gìn giữ, kế thừa và phát huy được những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Với nét văn hóa dân gian đặc sắc, độc đáo của Lễ hội cầu an, người Ba Na ở làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã luôn gìn giữ, kế thừa và phát huy được những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.