9 điều nên cân nhắc trước khi bắt đầu một công việc mới

Cảm giác được nhận vào làm việc quả là tuyệt vời với bất cứ bạn trẻ nào. Tuy nhiên công việc mới này không phải lúc nào cũng hoàn hảo với bạn. Vì vậy, bạn nên cân nhắc trước khi bắt đầu làm một công việc mới dù có phấn khích và háo hức như thế nào.

9 điều nên cân nhắc trước khi bắt đầu một công việc mới
1. Bạn sẽ phải hy sinh những gì
Một trong những điều mà nhà tuyển dụng thường không nói với bạn đó là những gì bạn cần phải hy sinh cho công việc đó. Một vai trò mới trong công ty, tương đương với với trách nhiệm và vai trò mới. Đó là những điều quan trọng nhưng bạn lại ít quan tâm đến. Và bạn có thể bị sốc khi bắt đầu đi làm.
2. Môi trường làm việc
Gặp gỡ đồng nghiệp của bạn lần đầu tiên có thể khiến bạn bối rối. Bạn sẽ cảm thấy bỡ ngỡ, bối rối, không biết cư xử thế nào. Vì vậy, trước khi bắt đầu một công việc mới, bạn nên gặp gỡ trước những người đồng nghiệp của mình.
9 điều nên cân nhắc trước khi bắt đầu một công việc mới ảnh 1
3. Tính ổn định, lâu dài của công việc
Hãy tìm hiểu kỹ về công ty cũng như tính ổn định và lâu dài của công việc. Hãy tìm hiểu xem công việc nhà tuyển dụng thuê bạn làm là lâu dài hay tạm thời, Nhiều bạn trẻ vì quá vui sướng và phấn khích mà không tưởng tượng ra họ sẽ mất việc sau vài tuần. Tiếp đó, hãy tìm hiểu về trạng thái kinh tế và môi trường tài chính và nghiên cứu về chế độ phúc lợi tài chính của công ty bạn.
4. Thay đổi lối sống riêng
Hãy chuẩn bị tinh thần để thay đổi lối sống riêng của bạn. Vì công việc mới, bạn sẽ phải hy sinh rất nhiều, như thức khuya hơn, dậy sớm hơn, làm việc căng thẳng hơn. Khi bắt đầu nhận một công việc, bạn cần phải suy nghĩ về tương lai, công việc này sẽ ngay lập tức làm thay đổi cuộc sống của bạn, bao gồm cả bạn bè, người yêu và gia đình.
9 điều nên cân nhắc trước khi bắt đầu một công việc mới ảnh 2
5. Chế độ dành cho bạn
Hãy trao đổi thẳng thắn về mức lương cũng như chế độ mà bạn sẽ được hưởng khi làm việc tốt ở vị trí được tuyển dụng. Rất nhiều công ty đang đánh lừa người tuyển dụng bằng cách ghi mức lương cao ngất ngưởng trên thông báo tuyển dụng, nhưng khi bạn đến nhận việc, họ sẽ than vãn rằng tình hình công ty đang khó khăn và không đủ sức để trả khoản lương đó dành cho bạn.
6. Việc di chuyển
Một trong những sai lầm lớn mà những người mới được tuyển dụng thường mắc phải đó là không cân nhắc gì đến quãng đường họ sẽ di chuyển đến nơi làm việc của bạn. Hãy tìm đường đi trước, ngày đầu tiên đi làm, hãy đi thật sớm và tính toán thời gian cần thiết để đi đến nơi làm việc.
7. Những thách thức
Nhiều người thường nghĩ, đó là công việc trong mơ của mình cho đến khi bắt tay vào công việc. Thật không may, bạn sẽ ngay lập tức gặp phải nhiều thách thức và áp lực khi bắt đầu một công việc mới, vì vậy hãy dè chừng.
8. Căng thẳng
Đây là yếu tố đi liền với công việc. Mỗi nghề nghiệp lại đi liền với một mức độ căng thẳng khác nhau. Những gì bạn có thể làm là dự trù phương pháp và cách thức xử lý mức độ căng thẳng. Thực tế sự căng thẳng công việc có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của bạn. Trước khi bắt đầu một công việc mới, hãy suy nghĩ đến những yêu cầu của công việc dành cho bạn, để chuẩn bị trước cả về thể chất lẫn tinh thần.
9. Cơ hội
Công việc mới có cung cấp cho bạn nhiều cơ hội để học tập và phát triển hay không? Nó có thể là một bước đệm để đưa bạn đến những vị trí mới, thành công mới hay không? Trên đây là tất cả những vấn đề mà bạn cần cân nhắc khi bắt đầu một công việc mới thay vì chỉ ký một chữ ký vào hợp đồng thử việc mà chẳng hề suy nghĩ gì.
Theo Tầm nhìn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Tạo sức hút cho nghề giáo

GD&TĐ - Từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước quan tâm và quy định các chế độ, chính sách, giúp nhà giáo bảo đảm an sinh xã hội, an tâm công tác và cống hiến.

Nhiều phiên giao dịch được tổ chức giúp cho người lao động tìm việc làm.

Cách nào tăng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp?

GD&TĐ - Ngoài thay đổi chiến lược tuyển dụng, cần có hệ thống thông tin dữ liệu chuẩn, chính xác về ứng viên để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận...với lực lượng lao động