7 nguyên tắc nhất định phải biết khi ăn gạo lức muối mè

Gạo lức có tác dụng hiệu quả với những người bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu. Đặc biệt, thực phẩm này vốn được xem là "khắc tinh" của mỡ bụng, là một nguồn cung tinh bột dồi dào và thần kỳ, càng ăn lại càng thon thả.

7 nguyên tắc nhất định phải biết khi ăn gạo lức muối mè
Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Nhờ những tác dụng tuyệt vời đó mà gạo lức càng ngày càng được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, có phải cứ nấu lên ăn là bổ?

Gạo lức chứa các loại vitamin (B1, B2, B3, B6…), canxi, sắt, kẽm. Lượng đạm được giữ lại cũng khá cao (7,6% đạm/100g gạo). Phương pháp ăn gạo lứt, muối mè trị bệnh được coi là công trình nghiên cứu của một giáo sư người Nhật. Sau khi được tổ chức Y tế thế giới công nhận, phong trào ăn loại thực phẩm này nhanh chóng lan ra nhiều nước.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, để gạo lức muối mè thực sự có lợi, người sử dụng cần chú ý những điều sau đây:

Thứ nhất, tùy vào cơ địa từng người để áp dụng. Khi bắt đầu ăn, cần phải xem cơ thể bạn đang ở trạng thái như thế nào, và xác định mục đích là chữa bệnh hay giảm cân, kéo dài tuổi thọ. Sau đó sẽ tùy vào cơ địa từng người mà áp dụng.

Thứ hai, trước khi ăn cách ăn này nên nhịn ăn 1-2 ngày để thanh lọc cơ thể và tẩy hết các chất thừa còn trong dạ dày.

Thứ ba, bạn sẽ phải trải qua một vài thay đổi khi mới bắt đầu ăn gạo lức muối mè. Cụ thể, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như dị ứng nhẹ, mệt mỏi, mất sức. Chỉ cần kiên trì thì sau vài ngày, khi cơ thể thích ứng kịp thời thì các triệu chứng kia sẽ biến mất.

Thứ tư, với những người mới ăn, cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc uống ít nước, mỗi ngày không quá 0,75 lít nước và nên ăn mặn vừa phải để phát huy hiệu quả chữa bệnh.

Thứ năm, đặc biệt cần lưu ý là ăn gạo lứt muối mè có lợi cho người mập, dư mỡ, cao áp huyết. Nhưng có hại cho người ốm, áp huyết thấp.

Thứ sáu, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng gạo lức. Về cơ bản, “gạo lứt - muối mè” là phương pháp ăn kiêng. Chính vì vậy, những người thể trạng ốm yếu, suy kiệt thì không nên sử dụng phương pháp này. Một số bệnh nhân đau dạ dày cũng không nên lựa chọn phương pháp ăn này vì sẽ làm cho tình trạng tiêu hóa của dạ dày trở nên khó khăn hơn. Không những vậy, mè còn có chất gây viêm, sưng vết loét trong dạ dày.

Thứ bảy, ăn chậm, nhai nhuyễn. Nguyên tắc ăn là một chén cơm gạo lứt trộn đều với hai muỗng cà phê muối mè. Có thể ăn bất kỳ lúc nào, trừ trước lúc đi ngủ hai tiếng. Trong quá trình ăn, nên nói “không” với các loại thực phẩm khác. “Khi ăn phải nhai chậm và kỹ để nước miếng tiết ra thật nhiều quyện với cơm giúp cho việc tiêu hóa được tốt. Nhai nhuyễn cũng sẽ giúp người ăn có cảm giác cơm thơm, ngọt hơn.

Theo Tiền phong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ