Trong khi mắt chúng ta không thể nhìn thấy tia hồng ngoại, camera kỹ thuật số làm được điều đó. Thực tế thì camera của smartphone nhạy cảm với bức xạ hồng ngoại.
Khi bạn bấm một nút trên điều khiển từ xa của tivi, tia hồng ngoại phát ra từ điều khiển sẽ làm xuất hiện ánh sáng trắng hoặc ánh sáng tím trong kính ngắm của ứng dụng camera.
Bạn có thể sử dụng thủ thuật này để kiểm tra xem điều khiển tivi không hoạt động có phải do pin đã bị hỏng hay không.
2. Dùng công nghệ NFC để đọc thông tin trên hộ chiếu
Hiện nay, nhiều quốc gia đã cấp hộ chiếu có gắn chip RFID. Chip này lưu trữ dữ liệu về chủ hộ chiếu, bao gồm ảnh hoặc dấu vân tay. Người ta có thể dùng một ứng dụng trên điện thoại có hỗ trợ NFC để đọc dữ liệu này.
3. Kiếm tiền bằng cách “đào” Bitcoin
Bạn có thể dùng smartphone đề “đào” tiền ảo Bitcoin. Tuy nhiên, bạn không thể trở thành tỷ phú chỉ sau một đêm. Trong thực tế, bạn có thể kiếm được vài “xu” mỗi ngày dù “đào” bằng một chiếc điện thoại cao cấp.
Đó là lý do tại sao dùng smartphone cho mục đích này không phải sáng kiến hay, đấy là chưa nói đến việc linh kiện điện thoại sẽ nhanh chóng bị nóng lên. Tuy nhiên, thật là thú vị để biết rằng một chiếc smartphone cũng có thể biến thành cỗ máy “đà”o Bitcoin.
4. Hỗ trợ chữa bệnh ung thư
Một chiếc smartphone có thể được dùng trong cuộc chiến chống lại ung thư và một số loại bệnh khó chữa khác. Ví dụ như ứng dụng miễn phí Samsung Power Sleep. Sau khi cài đặt Samsung Power Sleep, người dùng có thể đóng góp khả năng xử lý của smartphone vào quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học.
Những gì bạn cần làm là cài đặt Power Sleep, kết nối điện thoại với Wi-Fi. Bạn có thể hẹn giờ để khi bạn đi ngủ, ứng dụng sẽ kết nối điện thoại với máy chủ của trung tâm nghiên cứu ung thư.
Máy chủ sẽ “mượn” sức mạnh xử lý của smartphone để tăng khả năng của máy chủ trong quá trình giải mã chuỗi protein (một phần quan trọng của việc nghiên cứu ung thư”. Quá trình này sẽ kết thúc sau khi bạn thức giấc.
5. Làm kính hiển vi
Bạn chỉ cần nhỏ một giọt nước sạch lên ống kính camera smartphone để biến nó thành một chiếc kính hiển vi. Giọt nước này sẽ đóng vai trò như một ống kính, cho phép máy ảnh lấy nét từ khoảng cách dưới 2,5 cm. Tay cầm smartphone càng giữ vững, hình ảnh càng rõ nét.
Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi làm như vậy để điện thoại không bị dính nước vào bên trong. Bức ảnh dưới đây được chụp bằng camera của một chiếc LG G2 sử dụng tính năng lấy nét bằng tay và dùng đèn pin chiếu sáng vật thể.
6. Đo khoảng cách
Các ứng dụng đo khoảng cách trên smartphone không thể đo chính xác bằng những thiết bị đo chuyên dụng, nhưng đủ để đưa ra số liệu đo xấp xỉ.
Để đo khoảng cách tới một đối tượng, bạn chỉ cần nhập chiều cao của smartphone so với mặt đất, và hướng vạch chữ thập vào chính giữa đối tượng đó.
7. Đo độ cao và áp suất không khí
Nói về đo đạc, một chiếc smartphone có thể dùng công nghệ GPS để cung cấp dữ liệu độ cao. Những loại smartphone đời mới còn được tích hợp cả áp kế dể đo áp suất khí quyển, hoặc đo cả chiều cao so với mực nước biển.