Ai làm trong môi trường công sở chắc hẳn sẽ rất rõ, sếp là người luôn phải tất bật với trăm công nghìn việc và không phải lúc nào cũng có thời gian để tâm đến những việc nhỏ nhặt.
Tuy nhiên, có một sự thật không phải ai cũng biết, đó chính là việc mặc dù rất bận rộn nhưng đa phần các sếp sẽ âm thầm quan sát nhân viên dưới quyền nhiều nhất có thể để đưa ra những đánh giá chuẩn xác trong công việc.
Dù bạn thích hay không thì đây chính là 7 điều mà các sếp sẽ để mắt tới thường xuyên.
1. Giờ đi làm
Đồng ý là chất lượng cũng như năng suất công việc mới là thứ đáng quan tâm đối với dân công sở; tuy nhiên, câu chuyện giờ giấc cũng quan trọng không kém. Vừa đi làm sớm mỗi ngày vừa hoàn thành được nhiều công việc với chất lượng cao vẫn tốt hơn rất nhiều.
Hơn nữa, chắc hẳn không nhiều người sếp thích cảm giác nhân viên đến văn phòng trễ hơn mình. Do đó, để có thể ghi điểm trong mắt sếp, hãy học cách đến văn phòng sớm, ít nhất cũng tầm 5 - 10 phút so với giờ quy định vào làm.
Không chỉ giờ đi mà giờ về của nhân viên cũng rất hay được sếp để ý. Chắc hẳn tâm lý chung của người làm sếp sẽ không mấy vui khi thấy nhân viên có thể thư thái rời văn phòng sớm hơn cả mình. Do đó, một cá nhân có thể đi sớm về muộn đích thị là ứng viên rất được săn đón sau các buổi tuyển dụng.
Tuy nhiên, cũng đừng vì lý do đó mà tỏ ra quá say mê với công việc, điều bạn cần làm chính là tìm được phương cách để cân bằng tất cả.
Đặc biệt, bạn nên cố ở lại muộn một chút vào ngày thứ 6, đừng tỏ ra quá háo hức dịp cuối tuần.
Tuy cùng làm việc trong môi trường công sở, văn phòng; tuy nhiên mỗi ngành nghề sẽ có một yêu cầu nhất định trong khía cạnh trang phục.
Có những công việc yêu cầu trang phục thanh lịch, chỉn chu; nhưng cũng có những công việc có thể để nhân viên ăn mặc một cách thoải mái.
Để đơn giản hóa, hãy lựa chọn trang phục lịch sự và tuân thủ đúng quy định của nơi bạn làm việc. Quá nổi bật và khác biệt với đám đông đôi khi không phải là việc nên làm.
Văn phòng là nơi để đến làm việc; do đó, các sếp hẳn sẽ rất khó chịu nếu như bạn cứ làm việc riêng trong giờ làm.
Cụ thể, nhìn thoáng qua, bạn lạch cạch gõ phím, những tưởng đang làm việc cực kỳ chăm chỉ, nhưng thực chất là mải tám chuyện với bạn bè hoặc lướt facebook rồi vào các hội nhóm để bình luận dạo.
Đồng ý rằng, bạn làm gì là quyền của bạn, miễn sao có thể đảm bảo hoàn thành công việc được giao; tuy nhiên, làm việc riêng trong giờ làm vẫn là một thứ gì đó rất tối kỵ.
Bởi lẽ, thay vì sử dụng khoảng thời gian trống làm việc riêng để chủ động nhận thêm công việc khác thì bạn đã có thể cống hiến thêm được nhiều thứ cho công ty.
5. Lời ăn tiếng nói
Lời ăn tiếng nói trước giờ vẫn là phạm trù khiến dân văn phòng đau đầu. Công việc luôn trong trạng thái quá tải dễ dẫn đến chuỗi căng thẳng, mệt mỏi kéo dài và mất kiểm soát.
Tuy nhiên, trong bất cứ tình huống nào, dân văn phòng cũng phải luôn biết cách kiểm soát cảm xúc cá nhân để không buông ra những lời lẽ không phù hợp.
Bởi lẽ, dù bạn có xuất chúng và cống hiến cho công ty nhiều đến mức nào đi chăng nữa, thì chỉ cần một phút "hớ" lời, bạn cũng có thể khiến hình tượng mình gầy dựng trước giờ sụp đổ.
Hơn nữa, tiếng xấu đồn xa, có những tình huống chỉ xảy ra trong nội bộ công ty mà rất nhiều văn phòng lân cận không hẹn mà tường tận.
Hoà mình vào tập thể là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với dân công sở - môi trường đòi hỏi kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm rất cao.
Hãy tham gia tích cực các sự kiện của công ty, các buổi "nhậu nhẹt" hay "tám chuyện" sau giờ làm việc. Và một khi đã hòa mình được với mọi người rồi thì hãy cố gắng duy trì các mối quan hệ.
Một người sếp tốt luôn mong muốn tất cả nhân viên của mình có thể hợp tác vui vẻ với nhau.
Điều cuối cùng nhưng quan trọng không kém đó chính là việc bạn có phải là một người năng suất trong công việc mà thời gian làm việc vẫn hợp lý? Sau tất cả, công việc vẫn là trên hết.
Bạn nên đặt các deadline lên hàng đầu, tuyệt đối đừng để phút chót mới bắt đầu giải quyết. Sếp sẽ có cái nhìn tích cực về bạn nếu có thể hoàn thành mọi thứ trước deadline.