7 bước giúp trẻ nói chuyện tự tin và điềm tĩnh

GD&TĐ - Ngay từ khi còn học mẫu giáo, trẻ em có thể học cách cải thiện kỹ năng nói của mình bằng cách sử dụng các kỹ thuật học hỏi từ các diễn viên.

Kỹ năng tự tin nói chuyện trước đám đông sẽ giúp trẻ bộc lộ được những điều chúng muốn và học tập tốt hơn. (Ảnh minh họa)
Kỹ năng tự tin nói chuyện trước đám đông sẽ giúp trẻ bộc lộ được những điều chúng muốn và học tập tốt hơn. (Ảnh minh họa)

Tác giả bài viết là Jocelyn Greene - Người sáng lập và Giám đốc điều hành của Child’s Play NY (một công ty giáo dục sân khấu từng đoạt giải tại New York). Cô hợp tác với hàng chục trường học ở khu vực để kết nối việc học Xã hội và Cảm xúc (SEL) thông qua các chương trình lưu trú và phát triển chuyên môn.

Theo tác giả, khi có cơ hội giao tiếp với trẻ, bạn có thể yêu cầu trẻ đọc thông điệp buổi sáng, chia sẻ về cuối tuần của mình, thảo luận về một chủ đề hay đơn giản hơn là cho trẻ luyện đọc to. Các em sẽ dành cả ngày để nói, điều này có lý vì đây là năng lực bắt buộc ở hầu hết các trường tiểu học và cũng nhờ khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp các em thành công trong tương lai.

Với một số bài tập được lấy cảm hứng từ diễn kịch, chúng tôi chắc chắn có thể giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp. Trong công việc của mình, với tư cách là một đạo diễn và nhà giáo dục, tôi đã thấy các kỹ thuật mà diễn viên sử dụng để kết nối với khán giả. Điều này rất hữu ích cho học sinh trong việc phát triển các kỹ năng và xây dựng sự thoải mái, niềm vui khi nói.

Bước 1: Hít thở. Sự chuẩn bị quan trọng nhất cho việc nói là hít thở, nhiều nghiên cứu viên đánh giá việc hít thở có liên quan trực tiếp đến sự lo lắng và cảm xúc của con người. Trước khi phát ra âm thanh, hãy khuyến khích con trẻ bằng cách kết nối với hơi thở với chúng.

Tôi thường yêu cầu các em đặt một tay lên tim và một tay lên bụng trong khi hít thở sâu ba lần. Bạn cũng có thể thử bất kỳ hơi thở thiền định nào hoặc một loại hơi thở vui nhộn hơn như hơi thở của động vật.

Bước 2: Giúp trẻ nhận diện cảm xúc của mình

Hãy chú ý đến phản ứng cơ thể của trẻ để biết tâm lý của trẻ đang thế nào. Phản ứng sinh lý như lòng bàn tay đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, khô miệng, căng cơ là những biểu hiện cơ bản của sự lo lắng. Tiếp tục động viên trẻ rằng những phản ứng đó là điều bình thường xảy ra khi con người đối mặt với những thử thách và đó chỉ là phản ứng sẵn có chúng ta thừa hưởng từ tổ tiên xa xưa của mình.

Tracy Dennis Tiwary - GS. Tiến sĩ khoa học thần kinh và là tác giả cuốn sách Future Tense (Tại sao lo lắng lại có ích) cho biết: "Lo lắng là một cảm xúc phát triển để bảo vệ chúng ta và tăng cường sức mạnh sáng tạo, năng suất của chúng ta". Khi chúng ta cảm thấy lo lắng, sẽ có một sự gia tăng dopamine nhằm bảo vệ chúng ta cũng như thúc đẩy chúng ta hành động.

Vì vậy, hãy khuyến khích con trẻ sử dụng các từ vựng đem lại sự tích cực để mô tả cảm nhận hiện tại khi các em chuẩn bị nói trước đám đông. Điều này giúp các em định nghĩa lại trải nghiệm của mình: “Tôi cảm thấy lo lắng và hoạt bát; sợ hãi và chuẩn bị; lo lắng và phấn khích”.

gettyimages-1188253785-1.jpg
Khi học sinh trở nên nhanh nhạy hơn trong việc nhận ra cảm xúc của mình, các em sẽ có khả năng kiểm soát được cảm xúc tốt hơn khi nói hơn.

Bước 3: Đứng chân thật vững
Bất cứ khi nào chúng ta lắc qua lắc lại, chúng ta đang truyền năng lượng của mình một cách vô ích. Hãy nói với trẻ rằng chúng đang giả vờ bôi keo mặt đất hoặc để trẻ giả vờ rằng rễ cây mọc ra từ đó. Mục tiêu là: Giữ chân vững khi phát biểu.

Bước 4: Khởi động lưỡi
Phần lớn các diễn viên sử dụng các bài tập thanh nhạc để đảm bảo bộ phận lưỡi của họ được khởi động trước khi nói. Sau đây là một số cách khởi động đơn giản:

- Mở rộng miệng (như thể bạn đang ngạc nhiên!), rồi chu môi (như thể bạn đã ăn một quả chanh).

- Thổi hơi qua môi, sử dụng âm thanh, như thể bạn là một chiếc ô tô hoặc tàu cao tốc.

- Đập vào ngực và lưng (như một con khỉ đột!) trong khi phát âm âm "ờ hừm".

- Thực hành các câu nói khó phát âm đơn giản như “Lúa nếp là lúa nếp làng. Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng” hoặc “Buổi trưa ăn bưởi chua”.

( Các câu nói khó phát âm đã được thay đổi để phù hợp với độc giả Việt Nam)

Bước 5: Nói to hoặc tìm cách thu hút sự chú ý
Nếu các em có xu hướng nói quá nhỏ khi trình bày, đôi khi chúng ta phải để con trẻ học cách điều chỉnh âm lượng giọng nói ở trong bối cảnh khác. Trước khi các em nói, hãy bảo chúng giả vờ như đang ở sân chơi và cố gắng thu hút sự chú ý của ai đó. Ngoài ra, bạn có thể thử yêu cầu các em hát một bài hát đơn giản rồi bắt đầu nói hoặc đọc ngay. Mẹo nhỏ này sẽ giúp các em điều chỉnh được âm lượng cần thiết khi nói.

Bước 6: Học cách ngắt nghỉ
Theo bà Kristin Linklater - Huấn luyện viên thanh nhạc, giáo viên diễn xuất nổi tiếng thế giới: “Nếu bạn nín thở theo bất kỳ cách nào, một phần hơi của bạn luôn mất đi”. Việc hít thở không chỉ quan trọng khi ta chuẩn bị nói, mà còn cần thiết để nói hiệu quả. Học sinh thường sẽ hết hơi, khiến những gì chúng nói ít truyền cảm và âm lượng nhỏ dần đều. Nếu học sinh của bạn đang đọc, bạn có thể hướng dẫn chúng cách ngắt nghỉ, lấy hơi khi có dấu câu, đồng thời chỉ rõ cho các em thế nào là tốc độ đọc phù hợp với nội dung muốn truyền đạt.

Bước 7: Sử dụng cử chỉ và sắc tố hội thoại
Ví dụ nếu văn bản có hội thoại, hãy để trẻ tự vấn đáp một mình bằng cách vào vai nhân vật. Tùy thuộc vào nhân vật, hãy làm mẫu cho trẻ đâu là cách sử dụng nhịp điệu, cao độ hoặc âm lượng để thay đổi cách một nhân vật phát âm. Những thay đổi kỹ thuật đơn giản đó cũng sẽ giúp việc đọc của chúng trở nên năng động hơn.

body-language-27c5571306.jpg
Bạn có thể biến một câu chuyện thành một trò chơi chuyển động chỉ bằng cách cho trẻ thấy tác động của cử chỉ trong khi nói có ảnh hưởng lớn như nào đối với người nghe.

Tương tự như vậy, thông qua cử chỉ cũng giúp các em thấy nhân vật của chúng trở nên sống động hơn. Ví dụ: Một người nào đó reo hò và họ vỗ tay thật to. Một nhân vật buộc tội ai đó và họ chỉ tay. Một nhân vật khác bác bỏ một ý tưởng và họ hất tay đi.

Trên hết, hãy tích cực diễn lại những phần bạn cho là thú vị nhất đọc cùng trẻ, điều này sẽ kích thích chúng thích kể chuyện, chia sẻ thông tin và khám phá văn học.

Theo Edutopia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ