7 “bí kíp” cần thuộc nằm lòng trước khi chuẩn bị đi du học

Bạn băn khoăn không biết nên chuẩn bị gì trước khi du học? Vậy thì hãy để kinh nghiệm du học của những người đi trước dưới đây giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

7 “bí kíp” cần thuộc nằm lòng trước khi chuẩn bị đi du học

Trong suy nghĩ của nhiều người, du học sinh là những người may mắn khi được sống, học tập, sinh hoạt tại các quốc gia phát triển. Tuy nhiên cần hiểu rằng, đây là khởi đầu cho một cuộc sống mới, trải nghiệm mới và đằng sau sự mới mẻ ấy sinh viên phải đối mặt với một số thử thách khó khăn ban đầu trước khi trở nên trưởng thành và mạnh mẽ hơn như: Vượt qua sự khác biệt văn hóa, ảnh hưởng của môi trường sống và xây dựng phương pháp học tập...

1. Tìm kiếm thông tin du học

Việc đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình du học của bạn chính là tìm kiếm thông tin về nơi bạn sắp đến, lộ trình mà bạn sẽ đi.

Để có thể tìm kiếm thông tin hiệu quả nhất bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các trung tâm tư vấn du học uy tín hoặc tham khảo từ những người đi trước. 

Thông qua những chia sẻ đó để hiểu rõ hơn thực tế cuộc sống của du học sinh, dễ dàng hơn trong việc kiểm soát những ảo tưởng và mong đợi của bản thân về việc du học. 

Chính những việc tưởng chứng như không quan trọng này sẽ giúp bạn tránh được những thất vọng trong khoảng thời gian đầu tiên, đồng thời củng cố được mục đích du học của chính bản thân mình đấy.

2. Kinh nghiệm chọn trường

Bí kíp thứ 2 trong kinh nghiệm du học chính là việc chọn trường du học. Hãy chọn một ngôi trường phù hợp nhất với bản thân thay vì một trường mà bản thân mình thấy thích nhất.

Hãy xác định thật kỹ mục đích du học của bạn là gì? Bạn muốn đạt được những gì sau khi du học? Chính những câu hỏi này sẽ giúp bạn chọn được ngôi trường phù hợp nhất với bản thân mình đấy. 

Bởi lẽ rõ ràng theo học một chuyên ngành mình yêu thích trong một môi trường học thoải mái nhất, phù hợp nhất sẽ khiến bạn có thể bộc lộ rõ hết thế mạnh của bản thân.

Bên cạnh đó, một môi trường phù hợp với bạn cũng sẽ giúp tâm lý của bạn nhẹ nhàng khi không phải canh cánh nhiều lo lắng về học phí và chương trình như những trường quá cao khác.

3. Bằng cấp

Bằng cấp cũng là vấn đề kinh nghiệm du học muốn nhắc bạn nên tìm hiểu trước.

Tại sao phải tìm hiểu về bằng cấp khi du học? Câu trả lời chính là bằng cấp sẽ là một trong những nhân tố giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn. Không những thế, ở nhiều quốc gia như: Anh, Mỹ, bằng cấp sẽ là tiêu chuẩn để đánh giá độ phù hợp với các khóa học tiếp theo mà bạn muốn tham gia. 

Vậy nên, hãy tìm hiểu về bằng cấp và giá trị toàn cầu của tấm bằng bạn sẽ nhận được khi hoàn thành chương trình du học. Bởi lẽ đây chính là nhân tố sẽ giúp bạn lên kế hoạch học tập hiệu quả nhất đấy.

4. Cơ hội học bổng

Chi phí du học vô cùng đắt đỏ. Vậy tại sao ta không tiết kiệm các khoản chi phí đó bằng chính sức của mình với các suất học bổng du học?

Hiện nay, tất cả các trường, chính phủ hay doanh nghiệp,… đều có các chương trình khuyến học nhằm hỗ trợ những sinh viên nghèo hiếu học được tiếp tục con đường học vấn của mình. Hãy nắm bắt thật tốt cơ hội và thử thách mình với các suất học bổng giá trị bạn nhé.

5. Ăn ở, sinh hoạt

Một việc không thể bỏ qua khác khi du học chính là tìm hiểu về điều kiện ăn ở và sinh hoạt của mình. Rất nhiều sinh viên đã bị shock thậm chí “đứt gánh giữa đường” vì không tìm hiểu kỹ về nơi mình sẽ đến.

Lời khuyên dành cho bạn là bạn bên tìm hiểu về nơi mình đến, điều kiện sinh hoạt ra sao, giá cả thuê phòng và chi phí sinh hoạt thế nào. Từ đó sẽ có những tính toán về tâm lý và chi phí phù hợp nhất.

6. Việc làm và cơ hội định cư

Không chỉ tìm kiếm thông tin về cơ hội việc làm sau du học bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm các công việc partime phù hợp cho bản thân ngay khi đang học. Những công việc bán thời gian không chỉ giúp bạn có thêm tiền sinh hoạt cá nhân mà còn giúp tăng khả năng ngoại ngữ cũng như viết thêm điểm cộng vào bản CV của mình.

Cơ hội định cư cũng như những ngành học ưu tiên định cư cũng là những từ khóa bạn nên tìm kiếm nếu muốn được ở lại nơi mình theo học. Thông thường những thông tin về các ngành học ưu tiên định cư, chính sách định cư sẽ được cập nhật thường xuyên trên cổng thông tin giáo dục của đất nước đó. Công việc của bạn chính là theo dõi thật kỹ những thay đổi đó để có phương pháp học tập phù hợp.

7. Chứng minh tài chính

Việc chứng minh tài chính chính là sự đảm bảo bạn có thể hoàn thành khóa học mà không bị bỏ ngang. Thông thường việc chứng minh tài chính du học sẽ đáp ứng theo yêu cầu của các đại sứ quán từng quốc gia khác nhau. Tuy nhiên phần chung nhất là chứng minh tài chính thường gồm 2 phần:

- Bằng chứng về số tiền bạn phải chuẩn bị đi du học

- Nguồn gốc tích luỹ của số tiền đó

Hy vọng với những thông tin về kinh nghiệm du học phía trên bạn sẽ thuận lợi hơn trong việc chuẩn bị hành trang du học.

Theo Thoidai.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.