Học lực khá giỏi, ngoại ngữ “khủng”... nhiều du học sinh cũng gặp khó trong học tập

Dù có học lực khá giỏi về chuyên môn, ngoại ngữ “khủng” thì khi đi du học phần lớn học sinh vẫn phải mất một khoảng thời gian nhất định để hiểu được nội dung bài giảng ở lớp. 

Học lực khá giỏi, ngoại ngữ “khủng”... nhiều du học sinh cũng gặp khó trong học tập

Nghe không hiểu

Thời kì đầu, có nhiều bạn thậm chí còn rơi vào tình cảnh “vịt nghe sấm” vì không hiểu hết lời giảng của thầy hoặc không chép kịp các ý chính.

Có một số phương án có thể giúp bạn việc này như: nếu không thể nghe kịp hết tất cả các ý của thầy, bạn có thể chọn phương án thu âm để về nhà nghe giảng lần hai. Hay bạn có thể hỏi giáo viên để xin bài giảng (nếu không được công bố rộng rãi trên cổng thông tin điện từ của trường).

Một cách nữa là bạn có thể làm quen người bạn ngồi cạnh để mượn vở hoặc chí ít là để chép được những từ vựng khó mà bạn nghe không kịp. Cuối cùng, bạn cũng nên chịu khó đi học sớm để có được chỗ ngồi thuận tiện cho việc nghe giảng nhất.

Lượng bài tập khổng lồ

khó khăn trong vấn đề đi du học

Nhiều bạn nghĩ rằng đi du học sẽ dễ chịu hơn học ở nhà vì được học nhiều hơn về thực hành. Điều này đúng, nhưng thực hành nhiều cũng đồng nghĩa với việc bạn phải làm rất nhiều bài tập ngoài giờ lên lớp.

Làm thuyết trình trước lớp và viết bài luận là hai dạng “bài tập” bạn sẽ thường xuyên phải gặp nếu theo học các ngành Khoa học Xã hội. Đi du học, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều đêm thức trắng vì lượng bài tập, bài luận chất đống vào kì thi.

Đọc nhiều tài liệu

Để hoàn thành những dạng bài tập kể trên, các du học sinh phải đầu tư rất nhiều thời gian tự nghiên cứu ở thư viện. Trong hệ thống giáo dục ở các nước nói tiếng Anh, các giảng viên chỉ tập trung phân tích một số vấn đề nổi cộm nào đó ở lớp chứ không tập trung giảng bài. Kiến thức về lí thuyết, bài vở sinh viên thường được yêu cầu tự đọc trước ở nhà.

Một lí do nữa khiến du học sinh nào cũng phải chăm chỉ đọc sách là vì đề kiểm tra thường rất rộng. Nếu chỉ nghe giảng thôi thì chưa đủ bởi các thầy cô phương Tây thường rất quan tâm đến kiến thức phổ thông của sinh viên.

Trong một đề kiểm tra, đôi khi bạn sẽ phải đối mặt với những câu hỏi hoàn toàn chưa xuất hiện trong các bài giảng của thầy. Đôi khi, các giảng viên cũng sẽ đưa ra những câu hỏi vô cùng “tiểu tiết” mà nếu chỉ “đọc vẹt”, bạn chắc chắn không thể đưa ra câu trả lời chính xác.

Cách tốt nhất là bạn nên chăm chỉ đọc hết những tài liệu, sách báo mà giảng viên yêu cầu hồi đầu năm học. Nếu có thời gian, những quyển sách, trang thông tin có liên quan cũng sẽ rất hữu ích, đặc biệt là trong quá trình viết luận.

Nghỉ học quá nhiều

Không tính các buổi học ở hội trường, giảng viên nước ngoài thường rất chú trọng tới tính chuyên cần của sinh viên. Ở Pháp, việc điểm danh ở các buổi học thực hành diễn ra hầu như ở bất kì buổi học nào. Mỗi thầy cô sẽ có cách kiểm tra riêng, có người kiểm tra theo kiểu hỏi bất thình lình một cái tên bất kì để trả lời câu hỏi, cũng có người truyền danh sách cho sinh viên kí.

Tuy khác nhau về cách thức điểm danh, nhưng các trường thường có một điểm chung là làm rất mạnh tay trong khâu xử lí sinh viên vắng quá nhiều buổi học. Chỉ cần 2,3 buổi vắng không phép (không có giấy khám bác sĩ hay giấy triệu tập của các cơ quan hành chính…) thì sinh viên đó sẽ phải học lại, thậm chí là không được thi môn đó.

Chúc các bạn vượt qua được hết những khó khăn kể trên!

Theo duhoc.thanhgiang.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ