1. Ăn vỏ tôm sẽ giúp bổ sung nhiều can-xi?
Thành phần chính của vỏ tôm là kitin – một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp Xάс. Nguồn canxi của tôm đến chủ yếu tập trung ở phần ƫʜịƫ của tôm.
Thậm chí vỏ của một số loài tôm còn tương đối khó tiêu hóa. Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.
2. Ăn mắt tôm sẽ giúp bổ mắt?
Nhiều người quan niệm rằng, mắt tôm chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho mắt, nhưng thật sự cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể và đáng tin cậy nào chứng minh được điều này.
Thực tế thì phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra, ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ăn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu nữa.
Không những thế, theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, nếu bị đau mắt đỏ, ăn tôm vào sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn.
3. Tôm là thực phẩm không tốt cho Pʜụ ɴữ sau sinh?
Quan niệm khác lại cho rằng sản phụ sau sinh nếu ăn tôm sẽ dễ bị lạnh bụng, đau bụng, thậm chí với sản phụ sinh mổ thì sẽ dẫn đến sẹo lồi.
Tuy nhiên, thực tế lại không có nghiên cứu nào chứng tỏ ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên mà việc này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Các chuyên gia khuyên rằng, tôm là thực phẩm rất giàu dưỡng chất nên sản phụ sau sinh vẫn có thể ăn tôm nhưng với lượng vừa phải và lưu ý phải nấu chín kỹ.
4. Người bị ho vẫn có thể ăn tôm nếu bỏ vỏ?
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, dù có bỏ vỏ hay không thì việc ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, làm tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi.
Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.
5. Ăn tôm cùng với bất kỳ loại rau củ quả nào cũng được?
Tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5, chất này không gây độc cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với các loại rau của quả giàu vitamin C thì asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) – chất rất độc có thể gây ngộ độc và có nguy cơ tử vong.
Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu chung tôm với các loại rau, củ giàu vitamin C hoặc ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua… ngay sau khi ăn tôm. Đối với trẻ em, nên tránh cho chúng ăn những thực phẩm giàu vitamin C khoảng 4 giờ sau khi ăn tôm.
Những điều tối kỵ khi ăn tôm
Sau khi ăn tôm không nên uống vitamin C.
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giầu vitamin C hoặc ăn các loại quả giầu vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 (chất này không gây độc cho cơ thể).
Nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng, rau ngót.. sẽ làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây chết người.
Không ăn tái
Nếu tôm nói riêng và các loại hải sản khác nói chung mà bạn không nấu chín kỹ khi ăn thì rất dễ mắc bệnh giun sán.
Người bị dị ứng
Ngoài ra cũng cần nói thêm, có một số ít người, nhất là trẻ em có thể trạng dị ứng với tôm (không riêng đối với tôm, nhiều thức ăn khác như trứng, cá, sữa bò, sôcôla... cũng dễ gây dị ứng).
Triệu chứng thường gặp nhất của dị ứng thức ăn là nổi mày đay: trên da bệnh nhân xuất hiện những vùng đỏ, nổi cục, rất ngứa.
Những mảng mày đay thường thấy ở mình, chân tay, có khi ở mặt, cổ, chỉ sau mấy giờ sẽ lặn, nhưng cũng có trường hợp kéo dài hàng tuần. Khi nổi mày đay cũng có trẻ bị sốt nhẹ.
Cách xử lý là phải ngừng ngay loại thức ăn gây dị ứng và sau đấy tránh ăn chúng. Có thể dùng một số thuốc chống dị ứng thông thường, như thuốc kháng histamin (AH3, xirô phenergan, v.v...).