Giá trị dinh dưỡng của gan lợn
Gan lợn giàu vitamin A, B, D cùng axid folic, nicotilic, đạm và sắt. Lượng vitamin A trong gan lợn còn cao hơn nhiều so với trứng, sữa, thịt, cá. Do đó, gan lợn là thực phẩm tốt cho mắt.
Hàm lượng sắt cao có trong gan lợn tốt cho những người suy nhược cơ thể, thiếu máu, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, lượng vitamin C, selen phong phú trong loại thực phẩm này giúp cơ thể chống lại sự oxy hóa.
Những người không nên ăn gan lợnTuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng gan đóng vai trò là bộ chuyển hóa chất độc trong cơ thể con lợn nên nó cũng chứa nhiều chất cặn bã không tốt cho sức khỏe.
Người mỡ máu cao không nên ăn gan lợnGan lợn chứa hàm lượng protein và chất béo lớn nên những người mắc bệnh mỡ máu cao nên tránh xa loại thực phẩm này.
Người mắc bệnh về gan không nên ăn gan lợnGan không hoạt động bình thường sẽ cản trở sự chuyển hóa chất độc và thức ăn. Trong khi đó, gan lợn lại giàu dinh dưỡng, nhiều chất béo. Ăn gan lợn sẽ làm tăng gánh nặng lên gan, khiến bệnh càng nặng thêm.
Người bị cao huyết áp không nên ăn gan lợn
Cao huyết áp thường bắt nguồn từ việc lượng cholesterol trong máu cao. Trong khi đó, gan lợn lại là thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo và cholesterol, không có lợi cho người bị cao huyết áp.
Người bệnh gout không nên ăn gan lợnBệnh gout liên quan đến rối loạn chuyển hóa đạm làm tăng axit uric trong cơ thể. Những thực phẩm có chứa purin như nội tạng động vật có chứa lượng purin không hề tốt cho người mắc bệnh này. Cứ 100 gram gan lợn cho 300 mg purin. Do đó, người bị bệnh gout nhất định phải tránh xa loại thực phẩm này.
Phụ nữ mang thai không nên ăn gan lợnGan lợn chứa nhiều vitamin A, tốt cho mắt. Tuy nhiên nạp quá nhiều vitamin A sẽ gây ra triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, buồn nôn, các vấn đề vàng da ở phụ nữ mang thai.
Khi mang thai, phụ nữ chỉ nên thỉnh thoảng ăn gan lợn để bổ sung sắt và cần đảm bảo chế biến an toàn để tránh nhiễm vi khuẩn độc hại, ảnh hưởng đến thai nhi.