5 năm đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT: Thành tựu và thách thức

Ảnh minh họa Internet
Ảnh minh họa Internet

Cùng tham dự còn có hơn 400 đại biểu đến từ Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Bộ GD&ĐT; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban ngành, cơ quan Trung ương; đại diện lãnh đạo các Sở GD&ĐT, trường đại học, trường phổ thông cùng các chuyên gia, các nhà khoa học.

Hội thảo tổ chức nhằm thông tin về các kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học của ĐHQG Hà Nội nghiên cứu, khảo sát đánh giá về quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo dưới ánh sáng của Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Đồng thời, phân tích, thảo luận các kết quả và nêu ra những vấn đề trong quá trình triển khai đổi mới, đề xuất các giải pháp để công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo thành công.

Tại hội thảo, các nhà quản lý và các nhà khoa học đánh giá tổng quan về những thành tựu và thách thức sau 5 năm đổi mới căn bản, toàn diện về GD&ĐT; những đổi mới về tự chủ đại học; đổi mới về thi và kiểm tra, đánh giá giáo dục; đổi mới trong giáo dục phổ thông. Những thông tin được công bố là kết quả nghiên cứu khá công phu của ĐHQG Hà Nội.

Hội thảo khoa học 5 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Thành tựu và thách thức. Ảnh: Việt Cường
 Hội thảo khoa học 5 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Thành tựu và thách thức. Ảnh: Việt Cường

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn- Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQGHN nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của con người và đất nước.

Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương đã đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau đó được Chính phủ cụ thể hoá thành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TƯ tại Nghị quyết số 44-NQ/CP ngày 09/6/2014.

PGS Nguyễn Kim Sơn cho biết: Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29, dưới sự nỗ lực triển khai cùa toàn Đảng, toàn dân, của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ GD&ĐT cùng tất cả các Bộ ngành, địa phương, giáo dục và đào tạo của nước ta đã thực sự có nhiều chuyền biến.

Để có thêm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian tới, Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020: “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo đục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam" đã giao cho ĐHQG Hà Nội chù trì, thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu nhằm đánh giá một cách khoa học, khách quan, những kết quả đã đạt được cũng như những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết.

Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Việt Cường
 Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Việt Cường

Trong khuôn khổ các nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội về 9 nhóm nhiệm vụ cơ bản của Nghị quyết 29-NQ/TW, các nghiên cứu đã tổng kết lý luận và kinh nghiệm, thống kê các số liệu, khảo sát hơn 2500 cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên từ cơ sở giáo dục mầm non đến cơ sở giáo dục đại học; trao đổi, phỏng vấn được trên 200 cán bộ lãnh đạo, quản lý và các chuyên gia của các cơ quan trung ương, cơ quan bộ, ngành; phỏng vấn gần 1.000 học sinh và sinh viên, 500 cha mẹ học sinh.

Nhóm nghiên cứu đã tập hợp các cơ sở dữ liệu từ các bộ ngành và các cơ quan trong khoảng thời gian 5 năm.

Qua kết quả nghiên cứu thu được, theo PGS Nguyễn Kim Sơn, bước đầu nhận thấy dưới sự nỗ lực triển khai Nghị quyết 29 từ cấp Trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục, nhà giáo, ghi nhận sự chuyển biến tích cực ở cấp vĩ mô của toàn hệ thống, toàn xã hội như sự thay đổi về chính sách, điều chỉnh và bổ sung văn bản pháp quy, đến cấp vi mô trong nhận thức của mỗi người dân, giáo viên, người học về sự cần thiết và những hành động cụ thể cần thực hiện để đổi mới giáo dục.

Nhóm nghiên cứu đã tập trung khảo sát, làm rõ và đánh giá những thay đổi, chuyển biến của nền giáo dục dưới tác động của Nghị quyết 29, trong đó chú ý khảo sát tới sự thay đổi trong nhận thức, về sự quan tâm và ủng hộ của toàn xã hội đối với giáo dục và đào tạo, về vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước được phát huy như thế nào từ trung ương tới địa phương.

Các đề tài nghiên cứu đã chú ý tới tất cả các yếu tố cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân xem chúng được đổi mới và phát triển theo xu hướng như thế nào, chỗ nào còn chưa có nhiều chuyển biến, chỗ nào cần làm tốt hơn, những thách thức và vấn đề đặt

Trong các yếu tố của nền giáo dục, nhóm nghiên cứu đặc biệt quan tâm tới một số phương diện thu hút quan tâm đặc biệt của xã hội và thực sự đó cũng là những nhân tố quan trọng của nền giáo dục, như: Những đổi mới và chuyển biến trong giáo dục phổ thông; Những đổi mới trong phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo; vấn đề tự chủ của các trường đại học.

Các vấn đề này sẽ được trình bày sâu qua 3 báo cáo chuyên đề trong hội thảo.

Trong các yếu tố của nền giáo dục, nhóm nghiên cứu đặc biệt quan tâm tới một số phương diện thu hút quan tâm đặc biệt của xã hội và thực sự đó cũng là những nhân tố quan trọng của nền giáo dục, như: Những đổi mới và chuyển biến trong giáo dục phổ thông; Những đổi mới trong phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo; vấn đề tự chủ của các trường đại học.

Các vấn đề này sẽ được trình bày sâu qua 3 báo cáo chuyên đề trong hội thảo.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ