5 dụng cụ nhà bếp chứa chất độc chết người nên thay thường xuyên

GD&TĐ - Dụng cụ nấu ăn cũng có thể sinh ra những độc tố gây nguy hại đến sức khỏe của con người.

5 dụng cụ nhà bếp chứa chất độc chết người nên thay thường xuyên

Bếp luôn là nơi để tất cả chị em nội trợ thể hiện niềm yêu thích nấu nướng của mình. Song những đồ dùng nhà bếp lại chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại đến sức khỏe và cực kì nhanh bẩn mà dù cho ta có vệ sinh chúng sạch đến cỡ nào đi nữa.

Brightside nêu tên 5 món đồ dùng trong nhà bếp cực kì dễ bị bẩn mà hầu như tất cả chúng ta đều không để ý đến và cách làm sạch đồ dùng nhà bếp cho chị em.

Hộp nhựa đựng thực phẩm

Hộp nhựa đựng thực phẩm luôn là lựa chọn của các bạn nội trợ khi bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên một số nhà sản xuất thêm các hóa chất gây hại vào trong công đoạn sản xuất nhất là đối với các loại nhựa dẻo.

Đặc biệt khi bạn sử dụng lâu dài và sử dụng khi hâm nóng thực phẩm, các hóa chất này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Do đó bạn cần chọn loại nhựa có chứng nhận an toàn cho sức khỏe, và chỉ dùng sản phẩm nhựa chuyên dụng cho lò vi sóng khi hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng.

Nồi, chảo chống dính

Trên chảo chống dính có lớp Teflon. Chảo khi đun nấu lâu ở nhiệt độ cao đến độ sôi của dầu mỡ, sẽ khiến cho lớp Teflon tự phân hủy và giải phóng ra chất độc axit perflurooctanoic có khả năng gây ung thư và sảy thai. Mặt khác, các loại chảo chống dính có chất lượng tràn lan trên thị trường còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc hơn. Tốt nhất bạn nên sử dụng các loại xoong, chảo truyền thống bằng gang.

Đồ dùng bằng gỗ

Thớt gỗ đặc biệt là các thớt cũ, có nhiều rãnh sâu mà để khoảng một giờ không được rửa sạch thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và khó mà loại bỏ.
Thớt gỗ đặc biệt là các thớt cũ, có nhiều rãnh sâu mà để khoảng một giờ không được rửa sạch thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và khó mà loại bỏ.

Đồ dùng bằng gỗ như đũa, thớt, thìa… là những vật dụng làm bếp quen thuộc của các bà nội trợ. Tuy nhiên, nếu không bảo quản hay vệ sinh đúng cách rất dễ khiến đồ dùng bằng gỗ bị nấm mốc, gây nguy hại đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình. Theo một số nghiên cứu, gỗ mốc chứa nhiều độc tố aflatoxin dễ gây ung thư cho người sử dụng.

Vì vậy, các bà nội trợ nên lưu ý sau khi rửa sạch các đồ dùng bằng gỗ hãy lựa chọn chỗ có ánh nắng để phơi khô các vật dụng. Sau khoảng thời gian sử dụng từ 6-12 tháng, nên thay thế vật dụng mới để đảm bảo sự an toàn về sức khỏe cho gia đình.

Lò vi sóng

Lò vi sóng cũng là nơi tiềm ẩn nhiều vi khuẩn nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta, bởi việc làm nóng lên nhanh chóng, thức ăn không chỉ phân hủy thành các chất dễ tiêu hoá mà còn có thể sinh ra một số chất lạ làm suy giảm hệ miễn dịch.

Mặt khác, lò vi sóng không làm nóng đều thực phẩm mà làm nóng theo điểm, kết quả là dẫn tới việc những vị trí nóng, lạnh khác nhau trên thực phẩm. Và hệ quả là vi khuẩn vẫn tồn tại ở những điểm lạnh.

Khăn lau bếp, miếng cọ rửa bát

Khăn lau ở môi trường bếp ẩm ướt sẽ nhanh chóng trở thành ổ của vi khuẩn, từ đó các mầm bệnh gây hại phát sinh. Trong quá trình nấu ăn, lau dọn chắc chắn bạn sẽ phải ít nhiều sử dụng đến chúng. Vì thế tránh để vi khuẩn, chất bẩn tích tụ gây hại, bạn nên thay khăn lau bếp mỗi tháng một lần.

Miếng cọ rửa bát cũng là vật dụng được sử dụng hàng ngày trong nhà bếp. Và việc tiếp xúc với nhiều loại thức ăn khác nhau lâu dài, miếng rửa bát tiềm ẩn nhiều nguy cơ tạo vi khuẩn và nếu không xử lý đúng cách, vi khuẩn sẽ có cơ hội bám dính vào bát đĩa, nồi niêu v.v...

Lời khuyên dành cho các bà nội trợ nên định kỳ 1 tuần 2 lần giặt miếng cọ rửa bát trong nồi đun sôi từ 3-5 phút và đem phơi ở nơi khô ráo trước. Ngoài ra, nên đổi miếng rửa bát sau 1-3 tháng sử dụng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.