Qua đó bày tỏ tâm tư, tình cảm, phản ánh toàn bộ hiện thực khách quan. Muốn làm được một bài văn tự sự, phải phân biệt với văn miêu tả, văn biểu cảm…
Nếu văn tự sự dùng lời kể chuyện để tái hiện toàn bộ thế giới khách quan thì văn miêu tả sử dùng ngôn từ giúp độc giả hình dung được sự vật, sự việc đang diễn ra. Còn văn biểu cảm thì dùng ngôn từ để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
Văn tự sự sẽ khô khan nếu chỉ thuần lời kể nên thường được thêm vào các phương thức biểu đạt khác. Để viết được một bài văn tự sự hay, mỗi học sinh phải có sự chủ động, tích cực nắm vững phương pháp làm bài, đặc biệt cần chú ý đến năm vấn đề sau:
Nắm chắc các yếu tố cơ bản
Cốt truyện chính là trình tự sắp xếp các sự việc, là yếu tố đầu tiên của văn tự sự. Có thể coi đây là một trong những nét đặc trưng để phân biệt giữa văn tự sự với phương thức biểu đạt khác.
Tùy mức độ dài ngắn của tác phẩm mà cốt truyện có thể phức tạp hoặc đơn giản, ít tình tiết hoặc nhiều tình tiết. Dù ở mức độ nào, cốt truyện của văn tự sự cũng phải đảm bảo gồm một chuỗi sự việc nối tiếp nhau trong một thời gian và không gian cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến, mở đầu và kết thúc.
Sự việc trong văn tự sự cần phải được trình bày một cách cụ thể: Sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể; do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,… Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể.
Nhân vật trong văn tự sự là người thực hiện các sự việc và là đối tượng được thể hiện trong văn bản. Nhân vật nên được miêu tả với chân dung cụ thể, có tên tuổi, vóc dáng, trang phục, diện mạo, tính tình.
Nhân vật cần lấy từ những nguyên mẫu ngoài đời. Người kể có thể kể chuyện theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, cũng có thể kết hợp cả hai ngôi kể trên. Cách viết lời kể, lời thoại cần phải biết cân nhắc, chọn lọc. Lời kể phải hết sức linh hoạt và phải phù hợp với ngôi kể.
Xác định vấn đề cốt lõi
Không chỉ đơn thuần là kể chuyện, tự sự có rất nhiều hình thức khác nhau. Cần đọc kỹ đề bài để xác định thể loại. Có những đề yêu cầu kể lại những câu chuyện có sẵn, đây là dạng đề tương đối dễ vì chúng đã có cốt truyện cụ thể.
Ngoài ra còn có những đề yêu cầu chúng ta kể những chuyện không có sẵn, dạng đề này đòi hỏi sự tư duy, tưởng tượng của mỗi người. Tùy theo từng dạng đề, cần phải xác định được cụ thể sự việc quan trọng, cốt truyện chính của bài.
Từ đó cần sắp xếp các sự việc theo một trình tự nhất định. Bước này yêu cầu học sinh phải lập dàn ý và bố cục bài văn cụ thể. Nếu không dễ khiến bài viết dài dòng, nhàm chán, đôi khi còn lạc đề.
Phải xác định, làm nổi bật được nhân vật chính, đồng thời xây dựng hệ thống nhân vật phụ. Nhân vật phụ sẽ giúp làm nổi bật tâm tư tình cảm của nhân vật chính. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,… Lựa chọn số lượng nhân vật phù hợp với cốt truyện, xác định nhân vật chính, phụ. Số lượng nhân vật không cần quá nhiều, không quá ít đủ để truyền tải nội dụng cốt truyện.
Tùy theo yêu cầu của đề bài để lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Nếu đề bài không yêu cầu ngôi kể có thể chủ động lựa chọn giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Nếu muốn đảm bảo độ khách quan cho bài viết thì nên chọn ngôi thứ ba. Ngược lại muốn làm nổi bật tâm tư tình cảm của bản thân thì nên chọn ngôi thứ nhất.
Một bài văn tự sự chỉ thuần kể chuyện sẽ gây ra cảm giác nhàm chán. Do đó nên kết hợp, đan xen những phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm để bài văn thêm thu hút hơn.
Để tăng thêm sự hấp dẫn của bài văn, cần chú trọng trong việc lựa chọn ngôn từ. Tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, cùng một sự việc có rất nhiều từ diễn tả khác nhau.
Nắm chắc các dạng đề tự sự
Mỗi dạng bài kể chuyện có yêu cầu rất khác nhau nên học sinh phải nắm chắc cách làm bài của mỗi dạng văn để viết cho đúng.
Với dạng kể chuyện dân gian: Yêu cầu cốt truyện không thay đổi. Chú ý phần sáng tạo trong Mở bài và Kết luận. Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân sao cho trong sáng.
Với dạng kể về người: Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng, tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
Với dạng kể về sự việc đời thường: Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế. Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện. Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
Với dạng kể một câu chuyện tưởng tượng: Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian. Hoặc hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian, tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ…
Các bước cần thiết làm bài văn tự sự
Bài văn tự sự cũng được làm theo quy trình chung gồm 4 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa bài. Muốn viết được bài văn tự sự thành công thì phải tìm hiểu đề và tìm được các ý cho bài viết đó.
Sau khi tìm được ý, phải chọn ngôi kể và giọng kể cho phù hợp. Tiếp theo là lập dàn ý theo bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và viết bài. Trong khi viết có thể bổ sung, thêm bớt ý cho dàn bài hoàn chỉnh. Bước cuối cùng là sửa lại bài viết, nhất là sửa các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
Kĩ năng và các hoạt động hỗ trợ làm bài
Đây là một khâu rất quan trọng, quyết định sự thành công của người viết. Trước tiên các em cần rèn kĩ năng kể chuyện hàng ngày trong cuộc sống hàng ngày như kể chuyện cho bạn bè, cho ông bà bố mẹ, người thân trong gia đình về những sự việc mà mình chứng kiến trong đời sống. Sau đó, luyện tập viết các dạng đề mỗi ngày. Điều này không chỉ ôn luyện kiến thức đã học mà còn rèn luyện kỹ năng viết ngày một tốt hơn.
Bên cạnh đó các em cần chăm đọc truyện, tìm tòi những câu chuyện hay ý nghĩa để đọc. Đây là một bước không thể thiếu khi học sinh muốn viết một bài văn tự sự hay. Là cách để học tập được cách kể chuyện từ cốt truyện, cách sắp xếp tình huống, hay lời thoại giữa các nhân vật từ các câu chuyện đó.
Văn tự sự rất gần gũi với chúng ta bởi lẽ nó mang hơi thở của cuộc sống vào trong chiều sâu của câu chuyện. Không khó để viết được một bài văn tự sự hay, hấp dẫn. Chỉ cần có sự nỗ lực say mê, chăm chỉ rèn luyện với những phương pháp cơ bản trên, các em sẽ được điểm cao trong môn Ngữ Văn.
Dưới đây là một bài văn tự sự của học sinh lớp 7/2 – Trường THCS Lê Văn Thiêm:
Qua đó bày tỏ tâm tư, tình cảm, phản ánh toàn bộ hiện thực khách quan. Muốn làm được một bài văn tự sự, phải phân biệt với văn miêu tả, văn biểu cảm…
Nếu văn tự sự dùng lời kể chuyện để tái hiện toàn bộ thế giới khách quan thì văn miêu tả sử dùng ngôn từ giúp độc giả hình dung được sự vật, sự việc đang diễn ra. Còn văn biểu cảm thì dùng ngôn từ để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
Văn tự sự sẽ khô khan nếu chỉ thuần lời kể nên thường được thêm vào các phương thức biểu đạt khác. Để viết được một bài văn tự sự hay, mỗi học sinh phải có sự chủ động, tích cực nắm vững phương pháp làm bài, đặc biệt cần chú ý đến năm vấn đề sau:
Nắm chắc các yếu tố cơ bản
Cốt truyện chính là trình tự sắp xếp các sự việc, là yếu tố đầu tiên của văn tự sự. Có thể coi đây là một trong những nét đặc trưng để phân biệt giữa văn tự sự với phương thức biểu đạt khác.
Tùy mức độ dài ngắn của tác phẩm mà cốt truyện có thể phức tạp hoặc đơn giản, ít tình tiết hoặc nhiều tình tiết. Dù ở mức độ nào, cốt truyện của văn tự sự cũng phải đảm bảo gồm một chuỗi sự việc nối tiếp nhau trong một thời gian và không gian cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến, mở đầu và kết thúc.
Sự việc trong văn tự sự cần phải được trình bày một cách cụ thể: Sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể; do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,… Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể.
Nhân vật trong văn tự sự là người thực hiện các sự việc và là đối tượng được thể hiện trong văn bản. Nhân vật nên được miêu tả với chân dung cụ thể, có tên tuổi, vóc dáng, trang phục, diện mạo, tính tình.
Nhân vật cần lấy từ những nguyên mẫu ngoài đời. Người kể có thể kể chuyện theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, cũng có thể kết hợp cả hai ngôi kể trên. Cách viết lời kể, lời thoại cần phải biết cân nhắc, chọn lọc. Lời kể phải hết sức linh hoạt và phải phù hợp với ngôi kể.
Xác định vấn đề cốt lõi
Không chỉ đơn thuần là kể chuyện, tự sự có rất nhiều hình thức khác nhau. Cần đọc kỹ đề bài để xác định thể loại. Có những đề yêu cầu kể lại những câu chuyện có sẵn, đây là dạng đề tương đối dễ vì chúng đã có cốt truyện cụ thể.
Ngoài ra còn có những đề yêu cầu chúng ta kể những chuyện không có sẵn, dạng đề này đòi hỏi sự tư duy, tưởng tượng của mỗi người. Tùy theo từng dạng đề, cần phải xác định được cụ thể sự việc quan trọng, cốt truyện chính của bài.
Từ đó cần sắp xếp các sự việc theo một trình tự nhất định. Bước này yêu cầu học sinh phải lập dàn ý và bố cục bài văn cụ thể. Nếu không dễ khiến bài viết dài dòng, nhàm chán, đôi khi còn lạc đề.
Phải xác định, làm nổi bật được nhân vật chính, đồng thời xây dựng hệ thống nhân vật phụ. Nhân vật phụ sẽ giúp làm nổi bật tâm tư tình cảm của nhân vật chính. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,… Lựa chọn số lượng nhân vật phù hợp với cốt truyện, xác định nhân vật chính, phụ. Số lượng nhân vật không cần quá nhiều, không quá ít đủ để truyền tải nội dụng cốt truyện.
Tùy theo yêu cầu của đề bài để lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Nếu đề bài không yêu cầu ngôi kể có thể chủ động lựa chọn giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Nếu muốn đảm bảo độ khách quan cho bài viết thì nên chọn ngôi thứ ba. Ngược lại muốn làm nổi bật tâm tư tình cảm của bản thân thì nên chọn ngôi thứ nhất.
Một bài văn tự sự chỉ thuần kể chuyện sẽ gây ra cảm giác nhàm chán. Do đó nên kết hợp, đan xen những phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm để bài văn thêm thu hút hơn.
Để tăng thêm sự hấp dẫn của bài văn, cần chú trọng trong việc lựa chọn ngôn từ. Tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, cùng một sự việc có rất nhiều từ diễn tả khác nhau.
Nắm chắc các dạng đề tự sự
Mỗi dạng bài kể chuyện có yêu cầu rất khác nhau nên học sinh phải nắm chắc cách làm bài của mỗi dạng văn để viết cho đúng.
Với dạng kể chuyện dân gian: Yêu cầu cốt truyện không thay đổi. Chú ý phần sáng tạo trong Mở bài và Kết luận. Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân sao cho trong sáng.
Với dạng kể về người: Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng, tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
Với dạng kể về sự việc đời thường: Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế. Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện. Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
Với dạng kể một câu chuyện tưởng tượng: Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian. Hoặc hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian, tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ…
Các bước cần thiết làm bài văn tự sự
Bài văn tự sự cũng được làm theo quy trình chung gồm 4 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa bài. Muốn viết được bài văn tự sự thành công thì phải tìm hiểu đề và tìm được các ý cho bài viết đó.
Sau khi tìm được ý, phải chọn ngôi kể và giọng kể cho phù hợp. Tiếp theo là lập dàn ý theo bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và viết bài. Trong khi viết có thể bổ sung, thêm bớt ý cho dàn bài hoàn chỉnh. Bước cuối cùng là sửa lại bài viết, nhất là sửa các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
Kĩ năng và các hoạt động hỗ trợ làm bài
Đây là một khâu rất quan trọng, quyết định sự thành công của người viết. Trước tiên các em cần rèn kĩ năng kể chuyện hàng ngày trong cuộc sống hàng ngày như kể chuyện cho bạn bè, cho ông bà bố mẹ, người thân trong gia đình về những sự việc mà mình chứng kiến trong đời sống. Sau đó, luyện tập viết các dạng đề mỗi ngày. Điều này không chỉ ôn luyện kiến thức đã học mà còn rèn luyện kỹ năng viết ngày một tốt hơn.
Bên cạnh đó các em cần chăm đọc truyện, tìm tòi những câu chuyện hay ý nghĩa để đọc. Đây là một bước không thể thiếu khi học sinh muốn viết một bài văn tự sự hay. Là cách để học tập được cách kể chuyện từ cốt truyện, cách sắp xếp tình huống, hay lời thoại giữa các nhân vật từ các câu chuyện đó.
Văn tự sự rất gần gũi với chúng ta bởi lẽ nó mang hơi thở của cuộc sống vào trong chiều sâu của câu chuyện. Không khó để viết được một bài văn tự sự hay, hấp dẫn. Chỉ cần có sự nỗ lực say mê, chăm chỉ rèn luyện với những phương pháp cơ bản trên, các em sẽ được điểm cao trong môn Ngữ Văn.
Dưới đây là một bài văn tự sự của học sinh lớp 7/2 – Trường THCS Lê Văn Thiêm:
Đề văn: Hãy kể lại những việc em và gia đình đã làm trong những ngày đại dịch Covid-19.
Cuối ngày, ánh Mặt trời dường như đã sắp tắt hẳn. Chỉ còn lại vài vạt nắng trên phiến lá nhưng hơi nóng vẫn bốc lên oi nồng. Nắng sau mưa mùa hạ. Cái nắng miền Trung oi bức đến cháy da. Nhi cùng mẹ cặm cụi bên khu vườn nhỏ. Mẹ lặng lẽ tỉa nhặt từng gốc hẹ, hái bó rau lang, nhặt rổ cà tím rồi hái vài quả bí xanh. Nhi ríu rít như chú chim non:
- Mẹ ơi, sau này con muốn có một khu vườn thật lớn để trồng thật nhiều cây và hoa.
Mẹ cười và chăm chú hơn vào công việc. Cũng đã 2 tháng rồi bố Nhi chưa về nhà mặc dầu nhà chỉ cách đơn vị 10km. Từng món rau được xếp ngay ngắn, mẹ ngắt thêm vài lá chuối cuối vườn giữ rau tươi lâu hơn. Ánh mắt mẹ nhìn xa xăm. Ngọn đèn thành phố nơi tòa Vincom bắt đầu mờ mờ, ẩn hiện trong ráng chiều đỏ rực. Nhi biết ở đó có bố, có đồng đội của bố, có trường học nơi mẹ đang công tác – nơi có lớp học và bạn bè mà Nhi luôn gắn bó trong những năm tháng cấp 2.
Nhi nhớ những mùa hè trước, thỉnh thoảng vào cuối tuần chị em Nhi lại được mẹ chở lên thăm đơn vị bố. Nơi bố đóng quân là một đại đội kỹ thuật. “Đơn vị được giao nhiệm vụ bảo quản, bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí, trang bị, phương tiện, xe chiến đấu… để thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và đảm bảo công tác giảm nhẹ thiên tai, dich bệnh, phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng và những công việc khẩn cấp khác” – bố giải thích rõ thêm cho chị em Nhi thế.
Phòng ở của bố nhỏ, gọn gàng được ngăn ra làm hai, bên trong là nơi nghỉ ngơi và phòng ngoài dùng để làm việc với một chiếc bàn tiếp khách. Mắt Nhi dừng lại lâu hơn trên chiếc bàn với chồng tài liệu, mô hình những chiếc xe tăng thiết giáp, thuyền, tàu và một giá sách lớn, có cuốn hình như đang đọc dở dang. Chân Nhi cũng đã dừng trước kho cất các loại xe tăng thiết giáp và các loại tàu thuyền cứu hộ cứu nạn. Lần đầu tiên được nhìn cận cảnh Nhi thấy rất bất ngờ.
Từ đó Nhi càng cảm phục và thần tượng bố và đồng đội của bố hơn. Hèn chi trong những ngày nghỉ lễ ngắn ngủi, ngoài việc cùng mẹ sắp xếp, dọn dẹp lại ngôi nhà, khu vườn, bố còn làm cho chị em Nhi rất nhiều đồ chơi. Những miếng gỗ, khúc tre dưới bàn tay của bố chẳng mấy chốc trở thành những con tàu, những chiếc xe ô tô xinh xắn, đẹp đẽ, sinh động – Một thế giới hấp dẫn lạ thường.
Thế mà lâu lắm rồi bố chưa về nhà! Chị em Nhi nhớ bố lắm. Mấy đồ chơi đó cu Tũn đã xếp đi xếp lại nhiều lần rồi. Ngôi nhà nhỏ từ lâu vắng khách. Cánh cổng im lìm. Cả làng Nhi đều như thế. Chỉ nghe rõ tiếng loa phát thanh đầu ngõ. Bản tin của xã, của huyện là những con số dồn dập: Số người cách ly, số ca nhiễm bệnh, những người thuộc diện F1, F2 cần theo dõi… Rồi hướng dẫn của trạm y tế xã về việc vệ sinh nhà cửa, về những biện pháp để tăng cường sức đề kháng. Thỉnh thoảng, bố tranh thủ gọi điện về nhắc nhở chị em Nhi đừng đi chơi, cũng đừng xem tivi nhiều quá…
Mỗi buổi sáng mắt mẹ đượm buồn khi xem tin tức. Rồi thành phố phong tỏa. Mọi người, mọi nhà đều nghiêm túc chấp hành mọi chỉ thị, 5K rồi 9K. Nhi vẫn còn nhớ rõ, một đêm muộn, khi mây trời vần vũ và trên nền trời những tia sét sáng lòe, bố gọi điện cho mẹ và chị em Nhi nói rằng đơn vị chuẩn bị thực hiện một nhiệm vụ quan trọng. Mưa ào xuống, nước từ những đâu đổ về. Nhìn ra mênh mông chỉ thấy dòng nước đỏ ngầu dâng lên cuồn cuộn, những nóc nhà thoi thóp trong cơn cuồng phong không có dấu hiệu dừng lại. Lũ đầu mùa.
Đơn vị của bố được điều động đi cứu nạn cứu hộ ngay trong đêm. Tàu, ca nô đều được triển khai xuống nhưng địa hình thành phố, nhà cửa san sát nhau, cổng tường sắc, nhọn cao nhấp nhô và chằng chịt, bên trên là dây điện. Tất cả phương tiện chuyên dụng không tiếp cận được hiện trường như kế hoạch đưa ra ban đầu. Tiếng trẻ con khóc vì sợ hãi và ngái ngủ, có những em bé vừa được vài ngày tuổi; khuôn mặt kinh sợ, hốt hoảng của những bà, những chị và tiếng gia súc gầm gào.
Đó chưa phải là nỗi vất vả lớn nhất. Ngay lúc đó cả khu phố nhận được lệnh phong tỏa, cách ly ngay trong đêm. Những ca bệnh Covid-19 – đại dịch nguy hiểm của thế giới đã xuất hiện tại thành phố. Gương mặt ai cũng hằn lên những nét ưu tư. Vừa đảm bảo an toàn trong mưa lũ, vừa đảm bảo an toàn trong công tác cách ly. Lúc đó, Nhi không hình dung nổi những khó khăn chồng chất đó, sau này mẹ giải thích rõ Nhi mới thấy nhiệm vụ thật khó khăn. Lạ thật, đất Miền Trung khi nắng cháy da, khi dông tố cuồn cuộn. Thời tiết như thử thách lòng người.
Vừa cùng mẹ làm việc, Nhi vừa nghĩ vẩn vơ. Hoàng hôn buông tự lúc nào. Những đàn chim bay vào hốc cây trú ẩn. Nhi nhìn khu vườn xanh mát. Mưa đã thôi rơi từ hôm qua, nhưng trong gió vẫn còn mang nhiều hơi nước làm cho mùi thơm từ hoa cây Lộc vừng càng trĩu nặng, quyện chặt. Khung cảnh yên bình ấy bị phá bởi dịch bệnh khủng khiếp.
Không được như ngôi nhà nhỏ ríu rít của mấy mẹ con nhà chim trong cây cọ cuối vườn, ngay lúc này có bao nhiêu bạn nhỏ đang phải ở trong khu cách ly, đang phải ở trong phòng bệnh… Có biết bao nhiêu các chú bộ đội như bố của Nhi đang ngày đêm canh từng chốt đường, giúp từng khu phố, xóm thôn. Còn biết bao y bác sĩ đang ở tuyến đầu chống giặc.
Được ở nhà cùng mẹ trong ngôi nhà xinh xắn, trong không gian yên bình như thế đã là hạnh phúc lắm rồi. Sáng mai, Nhi sẽ dậy sớm, lúc mẹ đưa những món thực phẩm vườn nhà đến hỗ trợ điểm cánh ly ở trường Mầm non của xã Nhi sẽ xin đi cùng. Nhi nghĩ đến những bộ quần áo còn rất lành lặn, sạch sẽ của hai chị em được xếp nơi góc tủ. Nhi cũng đã nghĩ đến những chiếc ô tô, tàu thủy đáng yêu bố đã làm cho hai chị em. Cả món tiền thưởng của bà ngoại khi Nhi được học sinh giỏi mà Nhi đã bỏ vào heo đất. Nhi mỉm cười một mình. Đây sẽ là bí mật của chị em Nhi mà khi nào bố về Nhi mới kể.
Phía chân trời, nơi quảng trường thành phố, Nhi nhìn thấy những vệt nắng sáng rực lên như những ánh lửa. Vệt nắng cuối ngày.
Học sinh Nguyễn Phương Thúy