5 cách tiếp cận lành mạnh với đồ ăn

GD&TĐ - Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho sự phát triển của trẻ. Thói quen ăn uống tốt cũng được cho là nền tảng giúp trẻ hình thành lối sống lành mạnh khi lớn lên.

Cha mẹ cần trở thành hình mẫu để con noi theo nếu muốn trẻ ăn uống lành mạnh. Ảnh minh họa.
Cha mẹ cần trở thành hình mẫu để con noi theo nếu muốn trẻ ăn uống lành mạnh. Ảnh minh họa.

Chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa Diana Schnee tại Trung tâm Y tế Cleverland, Ohio (Mỹ), chia sẻ: “Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu dạy cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh”.

Bà Schnee đã gợi ý 5 phương pháp giúp phụ huynh dễ dàng hơn trong việc giúp trẻ có chế độ ăn phù hợp.

Gia đình ăn cùng nhau

Để trẻ cùng các thành viên trong gia đình ngồi ăn cùng nhau sẽ giúp con học được cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ trở nên thành thạo trong cách cư xử trên bàn ăn.

Nếu phụ huynh dứt khoát yêu cầu con ngồi ăn cùng, ngay cả khi trẻ không muốn, các bé sẽ dần học được các quy tắc cần thiết.

Để dễ dàng hơn trong việc giúp con có thói quen ngồi ăn cùng gia đình, cha mẹ được khuyến cáo cần làm gương. Phụ huynh hãy trở thành hình mẫu để con noi theo, bằng cách cho trẻ thấy rằng, cha mẹ duy trì thói quen ăn uống lành mạnh.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần thể hiện sự sẵn sàng khi thử các loại thực phẩm khác nhau. Ví dụ, nếu muốn con ăn rau, cha mẹ có thể thực hành trước. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng được khuyến khích mô phỏng hành vi tốt, bao gồm việc không ngắt lời khi người khác đang nói trong giờ ăn. Đặc biệt, trẻ cần tránh xa thiết bị công nghệ trong bữa ăn.

“Hạn chế các bữa ăn trong một khoảng thời gian hợp lý. Bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút. Nếu cần, phụ huynh thậm chí có thể đặt hẹn giờ để củng cố kỳ vọng về thời gian trong giờ ăn. Hành động này sẽ giúp trẻ tập trung hơn trong bữa ăn”, chuyên gia Schnee cho biết.

Yếu tố quan trọng khác là duy trì đều đặn những bữa ăn chính và phụ cho trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ có những bữa ăn cân bằng thay vì chỉ ăn vặt.

Để trẻ chọn món

Bà Schnee nhấn mạnh, sẽ là điều tuyệt vời nếu cha mẹ để con tự chọn từ những món có trên đĩa của trẻ. Và, nếu trẻ chỉ chọn một hoặc hai món, điều đó cũng hoàn toàn bình thường.

“Phụ huynh không phải là một người phục vụ nhanh. Vì vậy, hãy đưa ra quyết định về những gì mình sẽ nấu và lặp lại. Nếu con không muốn ăn tất cả hoặc một phần của bữa, hãy cố gắng thường xuyên làm lại món ăn đó”, chuyên gia chia sẻ.

Đôi khi, phụ huynh cần chấp nhận rằng, trẻ em sẽ “ngấu nghiến” một số món ăn và “quên” luôn những người xung quanh. Thậm chí, trong một số trường hợp, trẻ em thường ăn nhiều hơn khi quá đói. Khi đó, cha mẹ cần tiếp tục cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau trong bữa. Nhờ đó, giúp khuyến khích sự khám phá món ăn ở trẻ.

“Đừng mong đợi trẻ ăn nhiều như người lớn. Khẩu phần của trẻ cần tương ứng với độ tuổi và trọng lượng cơ thể. Một khẩu phần thịt dành cho người lớn có kích thước bằng lòng bàn tay. Trong khi một khẩu phần thịt dành cho con chỉ nên có kích thước bằng lòng bàn tay của trẻ”, bà Schnee gợi ý.

Tiếp tục cố gắng nếu chưa thành công

Theo chuyên gia dinh dưỡng này, trẻ em có thể cần tiếp xúc với một loại thực phẩm từ 10 - 20 lần trước khi con quyết định ăn hay không. Vì vậy, có thể cha mẹ sẽ mất thêm 10 - 20 lần thử nghiệm, trước khi trẻ xác định xem bản thân có thích món ăn đó hay không. Vì vậy, nếu trẻ từ chối ăn món gì đó, cha mẹ được khuyến khích hãy cho con ăn thử lại sau vài tuần.

“Thỉnh thoảng, phụ huynh hãy để trẻ tự chọn loại rau để ăn trong bữa tối. Cảm giác tự hào mà trẻ có được khi chuẩn bị loại rau đó có thể làm tăng mức độ sẵn sàng ăn của con”, bà Schnee nói.

Để trẻ có chế độ ăn đa dạng dinh dưỡng, cha mẹ có thể kết hợp món mới với thứ mà trẻ thích. Điều quan trọng là trẻ cần có những bữa ăn nhiều màu sắc, đặc biệt là trái cây và rau. Một đứa trẻ không thích rau xanh sẽ trở thành người không bao giờ ăn thực phẩm này khi trưởng thành. Nhờ thói quen này, ngay cả khi chỉ có món ăn mới trên đĩa, trẻ cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

“Hãy tích cực và tiếp tục nói về thực phẩm một cách đơn giản. Có thể các phụ huynh sẽ dễ dàng cảm thấy thất vọng, nếu con không thử những món mới do cha mẹ nấu. Tuy nhiên, phụ huynh cần nói về các loại thực phẩm một cách khách quan, thông qua những mô tả cơ bản. Điều quan trọng là cho trẻ ăn các thực phẩm mới vào nhiều lần khác nhau, giúp con không bị choáng ngợp”, nữ chuyên gia chia sẻ.

Đừng bắt trẻ ăn xong bữa tối để dùng món tráng miệng

Nhiều cha mẹ kiên quyết rằng, trẻ em chỉ được dùng món tráng miệng nếu con ăn hết khẩu phần của mình. Thay vào đó, phụ huynh nên khuyến khích con học cách nhận ra những dấu hiệu khi đói và no của cơ thể.

“Không có số lượng chính xách về việc trẻ cần ăn bao nhiêu để có thể được dùng món tráng miệng. Tuy nhiên, con nên cố gắng duy trì lượng ăn hợp lý”, bà Schnee nhấn mạnh.

Không cấm đồ ăn vặt

“Có lẽ con bạn bị thừa cân. Bạn có thể cảm thấy rằng, mình cần chế biến một số loại thực phẩm ít chất béo hơn cho trẻ. Thực tế cho thấy, những món ăn “bị cấm” thường là yếu tố thu hút trẻ em. Đặc biệt, trẻ có xu hướng ăn quá nhiều những loại thực phẩm này bất cứ khi nào có cơ hội”, bà Schnee nói.

Thay vào đó, cha mẹ được khuyến khích đưa ra cách tiếp cận cân bằng hơn. Cụ thể, phụ huynh hãy khuyến khích trẻ dùng những món ăn lành mạnh hơn. Trong khi đó, trẻ có thể ăn vặt nhưng với số lượng ít. Ví dụ: Con có thể ăn kem, nhưng nên ăn phần nhỏ. Hoặc, con có thể cân nhắc ăn sữa chua lạnh với sô cô la đen thay vì kẹo và kem tươi.

“Hãy tìm cách kết hợp những thực phẩm này vào một số dịp hiếm hoi. Nhờ đó, trẻ sẽ có cách tiếp cận lành mạnh hơn với đồ ăn vặt”, bà Schnee nói.

Theo Health.cleverlandclinic

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.