4 yếu tố thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học hiệu quả hơn

GD&TĐ -Trao đổi tại Hội nghị tự chủ đại học năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh chỉ ra 4 yếu tố thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học hiệu quả hơn.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại Hội nghị tự chủ đại học năm 2022
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại Hội nghị tự chủ đại học năm 2022

Ông Nguyễn Đắc Vinh ghi nhận, bước đầu tự chủ đại học đã đạt kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nhiều cơ sở giáo dục đại học thực hiện thí điểm tự chủ trong thời gian qua.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, việc thay đổi thói quen, đổi mới tư duy, nếp nghĩ, cách làm cố hữu thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, nhất là trong giai đoạn khởi đầu.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, chủ trương về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học đã từng bước được thể chế hóa và sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Quyết tâm đẩy mạnh tự chủ đại học trong cả hệ thống còn nằm ở sự thống nhất trong nhận thức và hành động.

Nhấn mạnh 4 yếu tố thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học hiệu quả hơn; ông Nguyễn Đắc Vinh trao đổi: Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm tiếp cận cũng như cách hiểu nội hàm khái niệm tự chủ đại học.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý rõ ràng, đồng bộ và cơ chế giám sát chặt chẽ.

Thứ ba, phân biệt, làm rõ mối quan hệ giữa các thiết chế trong nhà trường, có sự phân công, phối hợp, phân vai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong công tác quản trị, quản lý và điều hành hoạt động nhà trường một cách hợp lý hơn.

Thứ tư, đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục đại học, đồng thời nghiên cứu, đẩy mạnh xã hội hóa thông qua các hình thức hợp tác đối tác công tư trong giáo dục đại học.

Tự chủ đại học đã đạt kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nhiều cơ sở giáo dục đại học

Tự chủ đại học đã đạt kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nhiều cơ sở giáo dục đại học

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, hệ thống giáo dục đại học công lập đã và sẽ giữ vai trò nòng cốt trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Mặc dù nhiều trường đảm đương kinh phí chi thường xuyên; tuy nhiên nếu các trường đảm bảo chi phí chi thường xuyên cho cơ sở vật chất, một số trang thiết bị thì được, nhưng nếu đầu tư cho hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế mà không có sự đầu tư của nhà nước thì gặp khó khăn.

Ông Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, ngoài việc bố trí ngân sách chi thường xuyên cho các trường, cần có các chương trình, đề án đầu tư có mục tiêu để phát triển giáo dục đại học. Nên chăng, chúng ta cần nghiên cứu thay đổi phương án phân bổ kinh phí đầu tư của Nhà nước theo yêu cầu chất lượng đầu ra.

“Hiện nay, nguồn tài trợ hợp tác với các doanh nghiệp bên ngoài của chúng ta chưa được nhiều, có thể do điều kiện nhưng cũng có thể do cơ chế hành lang pháp lý chưa rõ ràng nên các trường chưa dám làm” – ông Nguyễn Đắc Vinh nêu vấn đề, đồng thời khẳng định:

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cam kết, trong phạm vi trách nhiệm của mình, sẽ đồng hành với Bộ GD&ĐT thực hiện tốt chủ trương đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nền giáo dục Việt Nam theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình hội nhập và phát triển của đất nước thời kỳ cách mạng công nghệ số.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.