4 thành công từ phổ điểm qua góc nhìn trường đại học

4 thành công từ phổ điểm qua góc nhìn trường đại học

Bộ GD&ĐT đã đưa ra phân tích phổ điểm các môn thi của thí sinh đăng kí xét tuyển đại học, cao đẳng và phổ điểm theo các khối. Dạng phổ điểm của tất cả các môn thi, bài thi đều tiệm cận gần với phân phối chuẩn. Điểm trung bình và trung vị của các môn gần như nhau. Điểm thi có sự phân hóa cao, điều này tạo điều kiện cho các trường ĐH, CĐ xây dựng ngưỡng đảm bảo chất lượng hoặc điểm chuẩn vào các ngành khác nhau.

Các môn Toán, Ngữ văn, Vật lí, Địa lí có điểm trung bình trong khoảng (5; 6). Các môn Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Tiếng Anh có điểm trung bình trong khoảng (4;5).

Các môn Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hóa học, Địa lí, số lượng thí sinh có điểm trên trung bình đều trên 50%.

Đối với một số khối thi (A, A1, B, C, C01, D), tổng điểm của các khối thi đều có phân phối tiệm cận gần tới phân phối chuẩn, điểm trung bình và trung vị của các khối thi gần như nhau. Tổng điểm theo các khối thi có độ phân tán cao, phân hóa tốt hơn so với tổng điểm theo các khối thi của năm 2017. Điểm trung bình của tổng điểm của các khối thi được phân tích đều lớn hơn 15.

Ông Nguyễn Đào Tùng
Ông Nguyễn Đào Tùng 

Qua phổ điểm trên, dưới góc nhìn xét tuyển của các trường đại học, theo ông Nguyễn Đào Tùng, có thể đánh giá một số thành công sau:

Đề phân hóa tốt hơn

Một là: Bộ GD&ĐT đã tiếp nhận và nghiên cứu rất nghiêm túc các ý kiến của thí sinh, phụ huynh và các chuyên gia, cộng đồng xã hội về đề thi năm 2017. Kết quả đề thi năm 2018 có sự phân hóa tốt hơn nhiều so với năm 2017, phản ảnh thực chất hơn lực học của từng học sinh phổ thông.

Nếu đề thi có sự phân hóa những năm tiếp theo cũng như năm 2018 thì đây là cơ hội để các trường đại học xác định được đối tượng thí sinh (đối tượng khách hàng) một cách rõ ràng, không có tình trạng đầu năm công bố đề án tuyển sinh một ngưỡng đảm bảo chất lượng, khi có phổ điểm lại điều chỉnh lên, hoặc điều chỉnh xuống tạo ra tâm lý không tốt cho phụ huynh và thí sinh.

Đáp ứng được 2 mục tiêu

Hai là: Đề thi năm 2018 đáp ứng tốt được mục tiêu quan trọng vừa xét tốt nghiệp THPT vừa lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng cho các trường. Kết quả 97,57% học sinh tốt nghiệp THPT năm 2018, trong đó giáo dục THPT đạt 98,36%, giáo dục thường xuyên đạt 88,37%.

Học sinh thận trọng hơn khi chọn ngành

Ba là: Xét tuyển đại học năm 2018 tâm lý của thí sinh và phụ huynh thận trọng hơn khi chọn trường và chọn ngành.

Năm 2017, kết quả thi cao hơn lực học của thí sinh làm các em có tâm lý chủ quan thay đổi nguyện vọng vào trường cao hơn. Nhiều em tự tin điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm, hoặc bỏ bớt nguyện vọng.

Khi công bố kết quả đợt 1 nhiều thí sinh không đỗ vào trường nào, đợi đăng ký đợt 2 vào những trường tốp dưới với tâm trạng nuối tiếc.

Giúp trường ĐH giải bài toán công bố ngưỡng điểm đảm bảo

Bốn là kết quả phân tích phổ điểm theo từng khối dưới đây sẽ giúp cho các trường đại học định hình được ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng ở mức khoảng từ 13-15 điểm tùy từng tổ hợp xét tuyển, điểm này phù hợp với cách lấy điểm chuẩn những năm trước đây thi 3 chung.

Như vậy việc Bộ GD&ĐT bỏ điểm sàn (ngưỡng đảm bảo chất lượng) đối với các trường đại học không có khối ngành giáo viên và phổ điểm năm nay thì các trường đại học cũng hoàn toàn yên tâm không phải hạ thấp quá ngưỡng điểm để ảnh hưởng đến hình ảnh của trường.

Hơn nữa quy chế của tuyển sinh cũng cho phép các trường có nhiều hình thức xét tuyển, ngoài việc dựa vào kết quả thi THPT còn có hình thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập cấp THPT sẽ giúp các trường giải bài toán công bố ngưỡng điểm đảm bảo.

"Tuy nhiên, Qua phân tích phổ điểm thì Bộ GD&ĐT cần phân tích và công bố phổ điểm của từng khu vực I, khu vực 2, khu vực 2 nông thôn, khu vực 3. Bởi vì dựa vào việc giảm điểm khu vực xuống 0,25, các trường sẽ có cơ sở lấy gưỡng đảm bảo chất lượng chính xác hơn. Đặc biệt là đối với các trường đại học ở Tỉnh/thành phố biết được khu vực mình tuyển sinh" - ông Nguyễn Đào Tùng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ