Tỷ lệ tốt nghiệp THPT toàn quốc năm 2018 đạt 97,57%

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT toàn quốc năm 2018 đạt 97,57%

Đến ngày 11/7/2018, tất cả các Hội đồng thi trong cả nước đã hoàn thành việc chấm thi, công bố kết quả thi. Do đã chuẩn bị tốt hạ tầng CNTT, phần mềm cũng như chuẩn hóa cơ sở dữ liệu điểm thi nên công tác công bố kết quả thi diễn ra thuận lợi, an toàn, chính xác trong cả nước; không có hiện tượng tắc nghẽn; các thí sinh tra cứu điểm thi thuận lợi.

Các tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp cao trên 99% đều là những tỉnh có truyền thống dạy tốt học tốt như Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Long An, Vĩnh Long, Bắc Ninh; các thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ chí Minh, Hải Phòng có số lượng dự thi cao đều đạt tỷ lệ tốt nghiệp trên 98%; một số địa phương có điều kiện dạy và học còn khó khăn như Cao Bằng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi tỷ lệ đạt trên 92%; Hà Giang tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn có tỷ lệ tốt nghiệp đạt 89,35%.

Cả nước có có 879.705 thí sinh dự thi có lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT, trong đó 810.382 thí sinh Giáo dục THPT và 69.323 thí sinh Giáo dục Thường xuyên (GDTX).

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đã phản ánh khách quan kết quả học tập của thí sinh, phù hợp với điều kiện đảm bảo chất lượng và chất lượng giáo dục của các địa phương; đồng thời phản ánh tính nghiêm túc, khách quan trong coi thi, chấm thi.

Tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh THPT cao hơn hẳn học sinh GDTX; các tỉnh có điều kiện thuận lợi về kinh tế xã hội thì tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn các tỉnh ở vùng còn khó khăn.

Đặc biệt, khối GDTX ở một số tỉnh khó khăn thì tỷ lệ tốt nghiệp thấp như Gia Lai 49,85%, KonTum 50,54%.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.