4 loại thức ăn không nên nấu bằng chảo gang

Bạn cần cân nhắc nấu những đồ ăn có mùi trong chảo gang.

4 loại thức ăn không nên nấu bằng chảo gang

Chảo gang có đặc tính giữ nhiệt tốt, chịu được độ nóng cao nên là dụng cụ cần thiết trong nhà bếp. Bạn có thể trổ tài làm món bò bít tết hay cơm chiên hấp dẫn... Và để tận dụng tất cả chức năng của chảo, bạn chỉ cần lưu ý 4 loại thực phẩm nên hạn chế nấu bằng chảo gang để tránh phản tác dụng.

Đồ ăn có mùi

Nhược điểm lớn nhất của loại chảo này là bám mùi dai hơn nhiều so với chảo thông thường. Nếu bạn vừa sử dụng chảo chế biến món ăn có nhiều tỏi, hành, ớt hay thậm chí là cá thì mùi của chúng thường lưu lại rất lâu, ảnh hưởng đến hương vị của món ăn nấu sau đó.

Bạn cũng khó có thể tẩy sạch mùi dù dùng bao nhiêu nước rửa chén đi chăng nữa. Bên cạnh đó, nước rửa chén cũng có thể làm hỏng lớp chống dính trên bề mặt chảo. Cách duy nhất khử bớt mùi là đặt chảo trong lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong vòng 10 phút.

4 loại thức ăn không nên nấu bằng chảo gang ảnh 1
Trứng và đồ ăn dễ bị dính

Đối với chảo mới mua, dù nó có độ dày hoàn hảo hay là loại tốt thì bạn vẫn nên tránh nấu các món ăn từ trứng, đồ ăn dễ bị dính như phô mai... bởi chúng rất dễ bị cháy. Tuy nhiên, sau khi dùng qua vài lần thì bạn có thể nấu ngon lành.

Các loại thịt lợn, gà, bò... khá thích hợp khi nấu bằng chảo gang nhưng cá thì không. Đây là khắc tinh dễ khiến món cá của bạn bị cháy nhất vì thịt cá dễ chín, lại nóng lâu.

Khi nấu món cá có nước sốt thì nước cũng nhanh bốc hơi với độ nóng của chảo, làm mất ngon. Còn nếu vẫn muốn chế biến các món cá bằng chảo gang, bạn nên nấu các món có nhiều nước và phải canh thật kỹ tránh bị hỏng món ăn.

Đồ ăn có tính axit

Chảo gang làm hoàn toàn bằng gang nên khá nặng, chắc chắn bạn sẽ không quen khi lần đầu sử dụng. Bên cạnh đó, axit trong một số loại quả như cà chua, chanh dứa, rượu nho... có thể phản ứng với kim loại tạo ra vị sắt, rất khó ăn và cũng không tốt cho sức khỏe.

Cách sử dụng và bảo quản chảo:

- Dùng bàn chải hoặc miếng cọ lò xo cọ sạch thức ăn còn dính trên chảo, sau đó rửa sạch, để ráo rồi cho vào lò nướng (nếu có). Lấy khăn lau khô toàn bộ bề mặt chảo, đặt lên bếp rồi sấy khô bằng nhiệt.

- Dùng khăn giấy thấm một ít dầu ăn, lau nhẹ từ trong ra ngoài. Đây là cách giúp bạn có thể bảo quản chảo hàng chục năm mà không gặp vấn đề gì.

- Không ngâm trong nước, luôn bảo đảm chảo khô để không bị hoen gỉ.

Theo giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.