Khi con bạn giữ cam kết làm một người tốt cho dù chúng phải gạt đi hạnh phúc của riêng mình, bạn nên ngợi khen con. Thay vì nói "điều quan trọng nhất là con cảm thấy vui", hãy nói "điều quan trọng nhất là con phải đối xử tốt với mọi người". Mẹ cũng đừng quên trò chuyện với giáo viên, xem ở lớp con có quan tâm đến mọi người xung quanh không.
2. Mở rộng mối quan tâm của con
Cha mẹ hãy luôn tạo cơ hội cho con mở rộng sự quan tâm đến những người xung quanh. Hãy chắc chắn rằng, con mình luôn luôn thân thiện và biết ơn tất cả những người mà các em tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày, như người lái xe bus, người phục vụ bàn; khuyến khích con quan tâm đến những người dễ bị tổn thương, ví dụ một bạn hay bị bắt nạt ở lớp…
Trẻ học những giá trị đạo đức qua việc quan sát hành động của những người lớn.
3. Hãy là người thầy và tấm gương đạo đức tốt
Trẻ học những giá trị đạo đức qua việc quan sát hành động của những người lớn. Là người thầy hướng dẫn và tấm gương đạo đức tốt cho con có nghĩa là chúng ta cũng phải thực hành đức tính trung thực, chí công, quan tâm đến mọi người quanh mình. Cha mẹ hãy thử làm gương cho con bằng cách tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng, cho con tham gia cùng càng tốt…
4. Hướng dẫn con quản lý cảm xúc tiêu cực
Hãy thử cách đơn giản để giúp con lấy lại bình tĩnh: Yêu cầu con dừng lại, hít một hơi thật sâu bằng mũi, thở ra bằng miệng và đếm đến 5. Luyện tập cách này khi con bạn trong trạng thái bình tĩnh. Đến khi con tức giận, hãy nhắc con thực hiện các bước trên. Sau một vài lần, trẻ sẽ có thể tự làm và bộc lộ cảm xúc của mình một cách hợp lý.