Luôn sợ "mất con"
Xuất phát từ tâm lý sợ mất con, một bộ phận bà mẹ khi con trai đi lấy vợ thì cảm thấy lo lắng, mặc dù con trai và con dâu cưới xong sống cùng nhà với mình. Đặc biệt là những người mẹ không còn chồng ở bên cạnh, hoặc gia đình có một “cậu ấm”.
Điều đó dẫn tới việc khi có con dâu, họ thường có cảm giác như bị sẻ chia tình cảm duy nhất đó. Tìm nhiều cách để tách con trai với con dâu ra mỗi khi có thể.
Người mẹ thường dễ buồn đau khi thấy con trai mình cười với con dâu, hay gắp thức ăn cho con dâu… Hoặc khi hai vợ chồng ở phòng riêng lâu với nhau. Có những người mẹ còn giả bộ ốm nặng để lôi kéo sự quan tâm của con trai mình”.
Như vậy, mâu thuẫn giữa mẹ chồng - nàng dâu vốn bắt nguồn từ tình yêu và chỉ có thể giải quyết bằng tình yêu. Con dâu hiểu được điều này dễ thông cảm với mẹ chồng hơn.
Và mẹ chồng, trong mối quan hệ với nàng dâu, cũng cần nhìn lại nguồn gốc xuất phát của những khắt khe đó đôi khi từ chính sự ích kỷ trong tình yêu với con trai, để từ đó có cách điều chỉnh để mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.
Khó tính về quan điểm làm đẹp
Một người phụ nữ lớn tuổi thế hệ trước thường khá đơn giản trong cách ăn mặc và trang điểm. Đôi khi người mẹ chồng luôn thắc mắc tại sao cô con dâu lại bỏ ra rất nhiều tiền bạc, thời gian để trang điểm, ăn mặc đẹp chỉ để đi dạo phố?
Trong vấn đề này đôi khi người mẹ chồng chỉ quá xét nét cô con dâu mà quên đi thể diện của con trai mình.
Ảnh minh họa.
Hiểu được điều này mẹ chồng sẽ biết cách đặt trong tâm thế con dâu và con dâu cũng có cách tiết chế để hài hòa hơn trong mối quan hệ với mẹ chồng.
Can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng của vợ chồng con trai
Có nhiều nàng dâu than vãn, cô chỉ nằm lướt facebook cũng bị mẹ chồng giáo huấn. Nàng dâu khác than thở, đêm tân hôn, mẹ chồng nằm cạnh nói chuyện đến tận khuya.
Có nàng dâu lại tâm sự cô chưa muốn sinh con mà mẹ chồng... không cho. Bà bắt phải sinh luôn. Nàng dâu khác lại khóc lóc: Muốn thay xe để đi lại cho an toàn mà mẹ chồng bảo tốn kém....
Không thiếu gì những lệch pha gây căng thẳng cho cả hai chỉ vì mẹ chồng can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng của con trai. Điều này xuất phát từ tâm lý, mẹ chồng chỉ có một mình vất vả nuôi dạy con trai sẽ được an ủi, vỗ về nên nếu con dâu ý thức được lòng biết ơn, trân trọng những nỗ lực của bà thì sẽ là cách giảm căng thẳng cho cả hai.
Nếu điều này diễn ra thường xuyên thì vai trò người chồng cần phải được phát huy. Lúc này, người chồng cần bình tĩnh lắng nghe cả hai phía: Từ mẹ và vợ để tránh vì người này mà làm tổn thương người khác.
Trường hợp mẹ chồng - con dâu không thể hòa hợp, thay vì ly hôn, cô hãy nghĩ đến việc vợ chồng ra ở riêng.