3 định hướng dạy học tích hợp trong Chương trình mới

GD&TĐ - PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Trưởng khoa Sinh - Kỹ thuật Nông nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội 2 chia sẻ về việc dạy học tích hợp trong Chương trình mới.

Hội thảo “Sử dụng sách giáo khoa mới lớp 7, lớp 10 đáp ứng chương trình GDPT 2018 môn Khoa học tự nhiên, Công nghệ và Sinh học do khoa Sinh - Kỹ thuật Nông nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức.
Hội thảo “Sử dụng sách giáo khoa mới lớp 7, lớp 10 đáp ứng chương trình GDPT 2018 môn Khoa học tự nhiên, Công nghệ và Sinh học do khoa Sinh - Kỹ thuật Nông nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức.

Theo PGS Nguyễn Xuân Thành, Chương trình GDPT 2018 thực hiện dạy học tích hợp theo 3 định hướng.

Một là tích hợp nội môn: Tích hợp giữa các mảng kiến thức khác nhau trong cùng môn học, yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn luyện kỹ năng.

Hai là tích hợp liên môn: Tích hợp kiến thức các môn học, khoa học có liên quan. Ở mức thấp là liên hệ kiến thức được dạy với kiến thức liên quan trong dạy học; ở mức cao là xây dựng môn học tích hợp.

Ba là tích hợp xuyên môn: Tích hợp một số chủ đề quan trọng vào nội dung chương trình nhiều môn học; ví dụ, các chủ đề về chủ quyền quốc gia, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, giáo dục giới tính, tài chính…

Các môn học trong Chương trình GDPT 2018 thể hiện sự tích hợp gồm: Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, 2, 3); Lịch sử và Địa lí (từ lớp 4 đến 9); Khoa học (ở lớp 4, 5); Khoa học tự nhiên (ở lớp 6, 7, 8, 9);…

Trong đó, Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên là các môn học thể hiện rõ nhất tinh thần “tích hợp” trong Chương trình GDPT 2018.

PGS Nguyễn Xuân Thành cho biết: Chương trình môn Khoa học tự nhiên được thiết kế thành 4 mạch chủ đề chung: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời.

Mỗi chủ đề vận dụng kiến thức một ngành khoa học (Hoá học, Sinh học…) tạo điều kiện cho giáo viên vốn đào tạo đơn môn ở trường sư phạm có thể thực hiện chương trình.

Cùng đó, chương trình có một số chủ đề đòi hỏi tính tích hợp cao như biến đổi khí hậu, giáo dục sức khoẻ, STEM, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững... cần sự phối hợp giữa giáo viên đào tạo ở các ngành khác nhau để dạy học.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành.

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí gồm hai phân môn Lịch sử, Địa lí. Nội dung mỗi phân môn vừa bảo đảm tính độc lập tương đối, vừa góp phần soi sáng, hỗ trợ, tạo điều kiện cho giáo viên vốn đào tạo đơn môn ở trường sư phạm có thể thực hiện chương trình.

Chương trình còn tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu một số chủ đề đòi hỏi tính tích hợp cao như: Các cuộc đại phát kiến địa lí; Đô thị - Lịch sử và hiện tại; Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông. Để dạy học chủ đề có tính tích hợp cao, đòi hỏi sự phối hợp giữa giáo viên đào tạo ở các ngành khác nhau.

Với phương thức, mức độ tích hợp chương trình môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, PGS Nguyễn Xuân Thành lưu ý các tổ chuyên môn có thể phân công giáo viên dạy mạch chủ đề phù hợp chuyên môn được đào tạo ở trường sư phạm, trên cơ sở bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên trong dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đây là giải pháp mà các nước phát triển như Anh, Mỹ… vẫn thực hiện.

Giáo viên có điều kiện, nguyện vọng có thể theo học chương trình bồi dưỡng ở trường sư phạm, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để tiến tới mỗi giáo viên đảm nhiệm dạy toàn bộ môn học.

Chương trình bồi dưỡng được tổ chức theo hình thức tích lũy tín chỉ nên giáo viên có thể sắp xếp thời gian hợp lý để theo học, hoàn thành chương trình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.