3 cách khích lệ con trẻ vô cùng hiệu quả

Một nghiên cứu mới đây của Singapore đã chỉ ra rằng, việc cha mẹ ép buộc con cái quá mức sẽ tác động tiêu cực đối với trẻ. Áp lực từ bài vở và nỗi sợ không đạt được kì vọng của bố mẹ làm trẻ luôn cảm thấy có lỗi, thậm chí tuyệt vọng.

3 cách khích lệ con trẻ vô cùng hiệu quả

Đối với nhiều bậc cha mẹ, việc cân bằng giữa khích lệ con cái và để chúng tự giải quyết vấn đề của mình khá khó khăn. Một khảo sát vào năm 2014 ở Vương quốc Anh cho thấy 61% các ông bố bà mẹ có xu hướng bắt ép con cái, trong khi gần 40% thừa nhận họ hướng con cái theo quan điểm của mình bằng cách nhờ vả một người khác trong gia đình hoặc bạn bè của con.

Nghiên cứu mới được công bố bởi Tạp chí Nhân cách ở Singapore cũng đã khẳng định những tác động tiêu cực của việc ép buộc trẻ.

3 cach khich le con tre vo cung hieu qua - Anh 1

Ảnh minh họa

Nguyên cứu được tiến hành trên 263 trẻ trong độ tuổi tiểu học ở Singapore trong 5 năm cho thấy áp lực từ bài vở và nỗi sợ không đạt được kì vọng của bố mẹ làm con trẻ cảm thấy có lỗi. Các nhà tâm lý học cho hay, những đứa trẻ luôn bị cha mẹ ép buộc có dấu hiệu buồn chán và thậm chí một số có triệu chứng trầm cảm.

Nghiên cứu còn cho thấy, những cha mẹ có kì vọng cao về chuyện học hành của con cái luôn thúc giục con họ phải đạt điểm cao. Họ cũng thường phản ứng thái quá khi con họ mắc lỗi hay bị điểm kém.

Giáo sư Ryan Hong của Đại học Quốc gia Singapore (NUS) nói: “Khi cha mẹ lúc nào cũng khó chịu, trẻ con sẽ cảm thấy chúng chưa bao giờ làm tốt điều gì. Chúng có thể sợ mắc những lỗi dù là rất nhỏ và luôn dằn vặt bản thân vì chưa “hoàn hảo”. Qua thời gian, những hành vi trên sẽ gây hại tới trẻ nhỏ, làm chúng ngày càng buồn tủi và có thể dẫn đến tự tử”.

Kết luận này tương đồng với quan điểm của bà Jane Lunnon từ Trường trung học Winbledon (Anh). Ngoài ra, bà Jane còn cho rằng, sự phát triển của công nghệ đang đánh cắp sự tự do của trẻ. Nhiều cha mẹ sử dụng chúng để theo dõi con. Các ứng dụng di động như Snapchat, Skype và FaceTime cho phép cha mẹ kiểm soát con cái 24/7 ngay cả khi chúng đang ở trường.

Bà cho rằng việc kiểm soát như vậy sẽ khiến trẻ không tìm thấy sự tự do, đánh giá thấp sự tự lập của trẻ. Bà cảnh báo, điều đó sẽ làm con trẻ trở nên nhu nhược hoặc chúng sẽ phản kháng.

Sau đây là 3 cách khích lệ con trẻ thay vì ép buộc chúng:

Ai cũng cần được khích lệ, đặc biệt là con trẻ. Điều quan trọng là bạn nên biết phân biệt giữa động lực và sự gượng ép.

Đặt ra mục tiêu khả thi

Dù bạn tự tin vào con mình đến đâu, thì việc đặt mục tiêu quá cao để sau đó chúng thất bại sẽ không bao giờ tốt. Nếu con không học tốt toán, đừng đòi hỏi con phải được điểm 9, 10 trong kì thi cuối kì. Thay vào đó, hãy thực tế, đưa ra một mục tiêu nhỏ hơn, bạn sẽ thấy con tiến bộ từng ngày.

Khích lệ thành tích của con

Bạn hãy nhớ luôn công nhận những nỗ lực của con dù là nhỏ nhất. Việc này sẽ khuyến khích con bạn làm được nhiều việc hơn.

Đừng để con bạn dễ dàng từ bỏ

Có thể con bạn sẽ không có được kết quả tốt đẹp trong những lần thử đầu tiên. Tuy nhiên, đây là lúc bạn nên nhắc nhở con rằng, dù mọi chuyện chưa như con mong muốn, nhưng con sẽ lãng phí sự cố gắng của mình từ trước tới giờ nếu con từ bỏ những rào cản ban đầu. Tuy nhiên, trong trường hợp con bạn kiên quyết từ bỏ sau khi chúng đã làm khá tốt thì bạn cũng không nên ép chúng tiếp tục.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ trang web của Viện Good Housing Keeping của Mỹ.

Theo Infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ