5 bước giữ an toàn cho con trên mạng xã hội

GD&TĐ - Khi internet thâm nhập ngày càng sâu rộng vào cuộc sống thì kỹ năng về công nghệ và Internet trở nên thiết yếu, đặc biệt là với trẻ em.

95% thanh thiếu niên ở độ tuổi 13–17 sử dụng nền tảng mạng xã hội. (Ảnh: ITN).
95% thanh thiếu niên ở độ tuổi 13–17 sử dụng nền tảng mạng xã hội. (Ảnh: ITN).

Năm 2023, bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng tại Hoa Kỳ, Tiến sĩ Vivek Murthy đã công bố một bài viết có tiêu đề “Truyền thông xã hội và sức khỏe tâm thần”, nội dung đề cập những rủi ro khi sử dụng mạng xã hội ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Tháng 6/2024, Tiến sĩ Vivek Murthy tiếp tục nhắc lại vấn đề này: “Đã đến lúc cần có cảnh báo của giới chuyên gia trên các nền tảng mạng xã hội về việc không gian ảo liên quan đến những tổn hại đáng kể về sức khỏe tâm thần đối với thanh thiếu niên”.

Phương tiện truyền thông xã hội là một phần trong cuộc sống của chúng ta, bao gồm cả con cái chúng ta. Do đó điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần hiểu những rủi ro mà nó gây ra để giữ an toàn cho con.

Có tới 95% thanh thiếu niên ở độ tuổi 13–17 cho biết họ sử dụng mạng xã hội, với hơn một phần ba thừa nhận họ sử dụng mạng xã hội “gần như liên tục”.

Thanh thiếu niên dành hơn ba giờ mỗi ngày trên mạng xã hội phải đối mặt với nguy cơ mắc các triệu chứng lo âu và trầm cảm gấp đôi.

Gần một nửa thanh thiếu niên nói rằng, mạng xã hội khiến họ cảm thấy tồi tệ hơn về cơ thể của mình.

75% thanh thiếu niên cho biết, các trang truyền thông xã hội chỉ thực hiện công việc từ khá đến kém trong việc giải quyết vấn đề quấy rối và bắt nạt trực tuyến.

Rủi ro của việc sử dụng mạng xã hội là rất nhiều và có thể bao gồm các tác động tiêu cực đến việc kiểm soát học tập và hành vi cảm xúc, sự không hài lòng về cơ thể, bắt nạt trên mạng, kích hoạt nội dung và hành vi “săn mồi”.

Trên thực tế, 60% các cô gái tuổi teen cho biết họ đã được một người lạ liên hệ trên mạng xã hội và những tương tác này khiến họ cảm thấy “không thoải mái”.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể giữ con mình an toàn trên mạng xã hội?

Đặt giới hạn cho người dùng

Xác định lượng thời gian sử dụng thiết bị an toàn và lành mạnh dựa trên độ tuổi của con bạn và thực hiện thời gian không sử dụng thiết bị, ví dụ: Không sử dụng thiết bị vào bữa tối hoặc sau khi đi ngủ đối với tất cả các thành viên trong nhà.

Có một số ứng dụng có sẵn để hỗ trợ giới hạn thời gian sử dụng thiết bị và một số ứng dụng có thể chặn các biểu tượng của mạng xã hội cũng như các ứng dụng khác.

Trò chuyện thẳng thắn về mạng xã hội

3. Hien co rat nhieu ung dung.jpg

Người lớn nên giữ kết nối cởi mở với trẻ em và thanh thiếu niên, thảo luận về những gì chúng đang xem trực tuyến. Đừng ngại nói về nội dung có thể gây hại mà chúng đang xem và sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.

Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo

Hãy chú ý đến hành vi và biểu hiện của con. Giấc ngủ của con có thay đổi không? Chúng đang tránh né bạn bè hoặc tỏ ra khác biệt? Luôn trò chuyện với con và tìm kiếm sự hỗ trợ sức khỏe tâm thần chuyên nghiệp nếu cần.

Bật cài đặt quyền riêng tư

Đảm bảo tài khoản của con ở chế độ riêng tư và chúng không thể chia sẻ nội dung quá rộng rãi. Xem xét những rủi ro khi chia sẻ nội dung với những người con không biết và khuyến khích chúng nghiên cứu thật kỹ tin nhắn từ những người bên ngoài nhóm bạn của chúng.

Giám sát tài khoản

Hiện có rất nhiều ứng dụng và công cụ giúp các bậc phụ huynh giám sát điện thoại của con. Nhà cung cấp dịch vụ điện thoại của bạn có thể hỗ trợ bạn với các đề xuất cụ thể.

Bạn cũng có thể “kết bạn” với con mình trên các tài khoản mạng xã hội để xem nội dung và kết nối của chúng.

Mặc dù mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích, chẳng hạn như khả năng kết nối với mọi người trên toàn thế giới và cộng đồng trực tuyến dành cho những người có chung trải nghiệm, nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ qua mặt tiêu cực. Hiểu được những rủi ro sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giữ an toàn cho con chúng ta.

Theo youthvillages.org

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chuyện tư pháp lạ ở Mỹ

GD&TĐ - Đúng 10 ngày trước khi chính thức nhậm chức, ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án hình sự.

Ông Trần Huy Tuấn, Bí thư tỉnh Yên Bái thăm và chúc mừng ngành GD-ĐT nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Giáo dục Yên Bái vượt khó

GD&TĐ - Còn nhiều trở ngại do điều kiện kinh tế, thiên tai nhưng ngành GD-ĐT Yên Bái vượt khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.