273 giáo viên Nhật Bản bị xử lý vì quấy rối tình dục

GD&TĐ - Một quan chức Bộ Giáo dục Nhật Bản nhận xét điều nghiêm trọng là các biện pháp của chính phủ không thể thay đổi tình hình.

Quấy rối tình dục là vấn đề nhức nhối của ngành Giáo dục Nhật Bản.
Quấy rối tình dục là vấn đề nhức nhối của ngành Giáo dục Nhật Bản.

Bộ Giáo dục Nhật Bản mới đây công bố thống kê cho thấy, số lượng giáo viên tại các trường công lập bị kỷ luật, khiển trách vì hành vi quấy rối tình dục năm 2019 là 273 người, giữ mức cao kỷ lục thứ 2, thấp hơn năm 2018 là 9 vụ.

Trong 273 trường hợp vi phạm, 126 giáo viên quấy rối học sinh dưới 18 tuổi. 153 trường hợp bị sa thải; 50 người bị đình chỉ công tác; 45 người bị khiển trách, nhận hình phạt nhẹ; 16 người bị cắt lương và 9 người bị phạt cảnh cáo.

Theo thống kê, số lượng thầy giáo bị cáo buộc có hành vi quấy rối tình dục là 97%. 84 trường hợp có hành vi đụng chạm không phù hợp, 49 người bị tố cáo giao cấu với học sinh và 33 người khác chụp lén, nhìn trộm. Phần lớn hành vi vi phạm diễn ra ngoài giờ làm việc với 186 trường hợp, 20 trường hợp xảy ra trong giờ học trong khi giờ giải lao là 16.

Bộ đã yêu cầu các trường sa thải giáo viên có hành vi tình dục sai trái. Đồng thời, cân nhắc nâng thời hạn cấm dạy học từ 3 năm lên 5 năm với những trường hợp vi phạm bị tước giấy phép giảng dạy. Hồ sơ kỷ luật được lưu trữ trong khoảng 40 năm để những hành vi vi phạm tiếp tục được kiểm soát.

Shinichi Ishizuka, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học tại Đại học Ryukoku, Kyoto, đánh giá tình trạng quấy rối học đường đã là vấn đề trong nhiều năm nhưng trước đây, nhiều nữ sinh phải im lặng chịu đựng.

“Mọi việc bắt đầu thay đổi từ 5,6 năm trước khi phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục như #MeToo phổ biến. Trường học, Bộ Giáo dục không thể phớt lờ những tố cáo”, ông Ishizuka cho biết.

Theo SCMP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.