22 cán bộ công đoàn tiêu biểu được trao thưởng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Lễ trao Giải thưởng “22/7 – Công đoàn giáo dục Việt Nam năm 2022” cho 22 cán bộ, công đoàn viên tiêu biểu nhân kỷ niệm 71 năm ngày thành lập Công đoàn Giáo dục Việt Nam (22/7-1951 – 22/7/2022) đã diễn ra tại Hà Nội – chiều 22/7.

Các cá nhân được vinh danh, trao thưởng.
Các cá nhân được vinh danh, trao thưởng.

Phát biểu khai mạc, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - nhấn mạnh, thời điểm 22/7 luôn là dấu mốc cho những ai đã và đang là cán bộ công đoàn. 71 năm cũng đủ để khẳng định tính tất yếu của Công đoàn giáo dục – một tổ chức chính trị, xã hội trong các trường học, cơ sở giáo dục trên cả nước.

22 cán bộ công đoàn được vinh danh, trao thưởng hôm nay là những cán bộ công đoàn có nhiều thành tích xuất sắc trong công việc. Họ đã đóng góp vào sự lớn mạnh của tổ chức công đoàn nói chung và Công đoàn Giáo dục Việt Nam nói riêng – những người trực tiếp tổ chức triển khai các chủ trương của tổ chức công đoàn tại cơ sở.

TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

Chia sẻ tại Chương trình, đồng chí Trần Mạnh Hùng – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục tỉnh Phú Yên - cho biết, để triển khai các hoạt động trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Công đoàn giáo dục tỉnh đã thành lập 5 nhóm zalo thường xuyên hoạt động. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất trong quá trình triển khai các hoạt động là, nhiều đồng chí còn bị động.

“Ngoài việc gửi các văn bản, tài liệu thông tin lên nhóm zalo, nhiều lúc tôi phải trực tiếp vào cuộc, gọi điện tư vấn, giải đáp và làm cùng anh em” – đồng chí Trần Mạnh Hùng cho hay.

Để hoạt động công đoàn đạt hiệu quả, đồng chí Trần Thị Tuyết Thành – Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) – nhìn nhận, bản thân Chủ tịch Công đoàn cơ sở phải nắm chắc các văn bản chỉ đạo, đồng thời phối hợp tốt với cấp uỷ, Ban Giám hiệu, tổ chức tốt phong trào, hoạt động. Đặc biệt, cần xây dựng Quy chế thi đua, vài trò giám sát, trách nhiệm của Ban Thanh tra nhân dân và Uỷ ban kiểm tra.

Toàn cảnh buổi lễ trao thưởng.

Toàn cảnh buổi lễ trao thưởng.

“Song yếu tố quan trọng là cán bộ công đoàn phải thực sự tâm huyết, trách nghiệm, làm việc xuất phát từ trái tim” – đồng chí Trần Thị Tuyết Thành nhấn mạnh, đồng thời cho biết: thời gian sẽ triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, do đó cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cá nhân, tập thể ngay trong cơ sở giáo dục.

Muốn vậy, công đoàn phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo viên, học sinh thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; trong đó tổ chức công đoàn cần tham mưu với cấp uỷ, Ban giám hiệu về công tác bồi dưỡng. Cùng với đó, cần phát huy nhóm nhà giáo cùng nhau phát triển, để các các thành viên cùng hỗ trợ nhau trong công việc giảng dạy, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chia sẻ về phong trào “giỏi việc trường, đảm việc nhà”, đồng chí Tô Thế Long – Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Vinh Phúc) – bày tỏ, hơn 30 năm qua, phong trào này vẫn có giá trị và ngày càng được lan toả sâu rộng. Phong trào đã tạo ra niềm hạnh phúc cho các nhà giáo.

Từ phải qua trái là các đồng chí: Trần Mạnh Hùng, Trần Thị Tuyết Thành, Tô Thế Long.

Từ phải qua trái là các đồng chí: Trần Mạnh Hùng, Trần Thị Tuyết Thành, Tô Thế Long.

Để triển khai phong trào “giỏi việc trường đảm việc nhà” nói riêng và các hoạt động, phong trào công đoàn nó chung có hiệu quả, đồng chí Tô Thế Long cho hay, việc đầu tiên là kiện Ban chấp hành công đoàn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chế độ chính sách với nhà giáo, nhất là với các nữ nhà giáo.

Các phong trào, thi đua cần gắn với một số phong trào khác như: dạy tốt học tốt, mỗi thầy cô là tấm gương tự học và sáng tạo. Khi triển khai phải xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, nắm được tâm tư nguyện vọng của nhà giáo. Sau đó, có rút kinh nghiệm và tôn vinh những nhà giáo tiêu biểu. “Nói chung, đã cán bộ công đoàn thì phải có tâm và có tầm” – đồng chí Long khẳng định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.