1. Lợi ích khi cho trẻ ăn tôm
Tôm là thực phẩm vừa ngon, dễ chế biến, lại nhiều chất dinh dưỡng, đem lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe cho trẻ em. Dưới đây là một số lợi ích khi cho bé ăn tôm:
- Cung cấp protein: trong tôm có chứa lượng protein cao hơn so với thịt gia cầm cũng như có các axit amin thiết yếu làm cho trẻ dễ hấp thụ hơn. Vì thế, cho bé ăn tôm sẽ giúp bổ sung protein cần thiết hàng ngày, sức khỏe được tăng cường toàn diện.
- Cung cấp vitamin B12: tôm là loại thực phẩm rất giàu vitamin B12. Đây là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể vì nếu thiếu vitamin B12, cơ bắp sẽ trở nên yếu ớt, mắt mờ, tâm trạng xấu…
- Bổ sung sắt: bên cạnh protein và vitamin B12, trong tôm có chứa nhiều sắt. Bổ sung sắt cho trẻ là việc làm cần thiết và quan trọng. Khi thiếu sắt, cơ thể sẽ bị thiếu máu, mệt lả và khó thở.
Ngoài ra, tôm chứa nhiều vitamin A, D giúp bé phát triển xương, tăng cường hỗ trợ tiêu hóa, chức năng ruột cùng nhiều loại khoáng chất đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Cách làm ruốc tôm cho bé
Cách 1: Làm ruốc từ tôm tươi
Nguyên liệu làm ruốc tôm:
- Tôm tươi: 3g
- Sả: 1 cây
- Dầu gấc: 2 muỗng
- Nước mắm: 2 muỗng
Cách làm ruốc tôm:
Bước 1: Sơ chế và hấp tôm
- Đầu tiên là cắt râu và đuôi tôm. Sau đó rửa sạch tôm rồi để ráo.
- Nhặt sả, bỏ lá rồi rửa sạch. Khi nào ráo nước thì đem đập dập, băm nhỏ.
- Đem tôm đi hấp, cho sả lên trên tôm rồi hấp trên lửa nhỏ trong khoảng 30 phút. Điều này sẽ giúp khử mùi tanh, giúp tôm thơm hơn và giữ được vị ngọt tự nhiên.
Bước 2: Bóc vỏ tôm
- Tôm sau khi hấp chín thì gắp ra đĩa để nguội.
- Tiếp theo, bóc vỏ tôm, bỏ phần đầu, đuôi và phần chỉ đen ở lưng tôm. Chỉ lấy phần thịt tôm để làm ruốc.
Sau khi tôm đã được hấp chín thì đem bóc vỏ.
Bước 3: Giã tôm
- Thái nhỏ phần tôm đã bóc vỏ và cho vào cối giã. Lưu ý giã càng nhuyễn càng tốt để tránh việc bé bị hóc khi ăn. Có thể chia tôm thành nhiều phần để giã.
- Để kiểm tra tôm đã tơi hay chưa thì sau khi giã có thể thử dùng tay bóp nhuyễn.
Cho tôm vào cối để giã.
Bước 4: Rang ruốc tôm
- Rang ruốc tôm đã giã với 2 muỗng canh dầu gấc trên lửa nhỏ hoặc vừa. Đảo đều tay để tôm không bị vón cục. Thêm 2 thìa nước mắm vào ruốc cho vị đậm đà.
- Rang ruốc đến khi có mùi thơm, ngả sang màu đỏ vàng đẹp mắt. Nếu rang quá lâu, ruốc sẽ bị khô, ăn không ngon. Còn rang nhanh thì ruốc có thể sẽ bị mốc, không bảo quản được lâu. Thông thường thì nên rang ruốc từ khoảng 10-15 phút.
Cách 2: Cách làm ruốc tôm khô
Nguyên liệu làm ruốc tôm khô:
- Tôm khô: 50g
- Dầu gấc: 2 muỗng
- Nước mắm: 2 muỗng
- Đường: 1 muỗng
Lưu ý: lượng đường và nước mắm có thể tùy ý điều chỉnh phụ thuộc vào độ mặn nhạt của tôm khô.
Hướng dẫn làm ruốc tôm khô:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Ngâm tôm khô với nước ấm cho mềm và giảm bớt vị mặn.
Ngâm tôm khô trong nước.
- Hòa đường với nước mắm và khuấy đều cho tan.
Khuấy đều hỗn hợp nước mắm và đường.
Bước 2: Giã tôm
- Tôm ngâm xong thì vớt ra để ráo.
- Chia tôm ra từng phần để cho vào cối giã.
Cho tôm khô vào cối để giã.
Bước 3: Rang ruốc tôm
- Tôm sau khi giã xong thì đem chà vào mặt của rá tre hoặc sắt, bề mặt có độ nhám. Như vậy thịt tôm có dạng sợi và độ bông cần thiết.
- Đổ 2 muỗng dầu gấc lên chảo cho nóng rồi cho tôm vào rang. Đến khi ruốc đã ráo thì cho hỗn hợp mắm và đường vào đảo đều. Đảo đến khi ruốc tơi ra và hơi vàng là được.
Rang ruốc tôm tới khi tơi ra và có màu vàng là được.
4. Yêu cầu thành phẩm món ruốc tôm
- Sợi ruốc có độ bông, mịn và có màu đỏ đẹp mắt.
- Khi ăn, ruốc vẫn có độ dai và vị ngọt tự nhiên, không bị cứng, khô hoặc bị cháy.
- Vị ruốc đậm đà vừa ăn, mùi thơm hấp dẫn.
Ruốc tôm sau khi hoàn thành có vẻ ngoài hấp dẫn.
5. Hướng dẫn bảo quản ruốc tôm đúng cách
- Chuẩn bị một lọ để đựng ruốc, rửa sạch và đảm bảo khô ráo.
- Khi đã rang khô ruốc xong thì nên để nguội hẳn rồi cho vào lọ đậy nắp kín, để ở nơi khô ráo hoặc trong tủ lạnh.
- Nếu muốn ăn thì mở lọ, dùng đũa sạch lấy ruốc ra. Chú ý hạn chế không để ruốc tiếp xúc với không khí bên ngoài và nước để tránh ruốc nhanh bị hỏng.
- Sử dụng cho trẻ em ăn thì chỉ nên sử dụng ruốc trong khoảng 1-2 tuần là tốt nhất.