Nhưng đôi khi con trẻ lại ngại để tâm sự, là những bậc bố mẹ bạn nên làm gì để động viên con trẻ thỏ thẻ, tâm sự cùng với bạn!
- Đặt những câu hỏi
Hãy nên nói cho con trẻ những điều bạn quan tâm, trông thấy…hãy nên đặt câu hỏi cho con trẻ. Nên chọn những từ đơn giản dễ hiểu và cũng đừng nên yêu cầu con trẻ những câu trả lời dài, đôi khi chỉ là Có hoặc Không.
Đừng gặng hỏi trẻ. Ảnh: Minh họa
- Đừng gạn hỏi con trẻ
Bạn đặt câu hỏi cho trẻ nhưng đừng quá gặn hỏi hoặc đặt những câu hỏi mà khó tìm ra câu trả lời, đừng để đến lúc bạn cảm nhận đã đánh mất “niềm tin” ở con trẻ và cũng đã đánh mất tâm sự lẫn nhau.
- Hãy nói về chính bạn
Trò chuyện chính là sự trao đổi thông tin lẫn nhau. Bạn có thể kể cho con trẻ nghe những câu chuyện đã xảy ra đối với bạn nhưng cần nhớ rằng bạn không nên độc thoại và quyền “ưu tiên” mà nên có chút tập trung vào trẻ, lắng nghe ý kiến phản hồi từ con trẻ!
Hãy nói về chính bạn cho trẻ. ảnh: Minh họa
- Viết cho nhau
Có những điều có thể trao đổi qua thư từ và đây cũng là cách giúp duy trì sự trao đổi với con trẻ. Hãy xem được nhận thư của nhau là niềm vui, là hạnh phúc!
- Chọn thời điểm thích hợp
Sau buổi tan học, trẻ thường có chút mệt mỏi, nên có những lời nói hài hước để xua tan những căng thẳng. Lúc này nếu trẻ phải trả lời những câu hỏi dồn dập thì chính lúc này trẻ có thể trả lời một cách miễn cưỡng hoặc tỏ vẻ khó chịu. Tốt nhất nên trò chuyện với trẻ vào lúc trước khi đi ngủ, trước khi ăn tối, lúc rửa chén bát…
Vui đùa cùng trẻ
- Có những vui đùa cùng nhau
Hàng tuần nên có những hoạt động, vui chơi cùng gia đình. Cùng nhau làm bánh, cùng đi dạo chơi, chơi thể thao… và những lúc ấy giúp mọi người gắn kết thêm!
- Nên có không gian yên tĩnh
Thật khó để cùng nhau trò chuyện trong môi trường ồn ào, huyên náo. Nếu vậy bạn hãy nên chọn thời điểm thích hợp để chỉ có 2 người, có thể buổi sớm mai hoặc trước khi đi ngủ.
- Chọn ngôn từ thích hợp
Những lời nói chỉ trích hoàn toàn “vô dụng” đối với con trẻ. Tốt nhất nên chọn những câu những từ dịu dàng, dễ nghe.
- Đừng đánh giá con trẻ
Đôi khi những nổi buồn, những lo lắng quá “tiểu tiết” đối với bậc bố mẹ, nhưng đối với trẻ thì hoàn toàn khác. Nếu con trẻ muốn tâm sự thì bạn hãy mở rộng lòng để lắng nghe và đừng phán xét cảm xúc của trẻ, tốt nhất bạn hãy đặt mình vào vị trí con trẻ.
- Hãy tôn trọng con trẻ
Bố mẹ có thể bày tỏ quan điểm của riêng mình nhưng cũng đừng vì thế mà đánh mất giá trị của con trẻ. Bạn đang nói chuyện, tâm sự với con trẻ chứ không giảng bài, chỉ trích hay dọa nạt…thậm chí gây khó chịu cho trẻ.
- Quan tâm lẫn nhau
Hãy quan tâm đến sở thích của trẻ có thể là âm nhạc, thể thao, hội họa…và chính điều này tạo niềm vui, sự tin tưởng lẫn nhau.
- Hãy lắng nghe trẻ
Đừng nên làm điều gì khi con trẻ đang tâm sự trao đổi, để trẻ hiểu rằng bạn đang lắng nghe mà không hề bị phân tâm bởi điều gì khác. Ở bên cạnh trẻ 100% và đừng nên ngắt lời. Điều quan trọng cần lắng nghe những suy nghĩ, tâm tư của trẻ mà đôi khi không nhất thiết bạn phải chia sẻ.
- Nên bắt đầu khi trẻ còn nhỏ
Không bao giờ là quá sớm để có những cuộc đối thoại với trẻ. Có thể khi trẻ ở tuổi lên 3 hay tuổi đi nhà trẻ, tạo thói quen trò chuyện cùng nhau. Bắt đầu thói quen đó càng sớm, càng dễ duy trì hơn!
- Nên có những buổi sum họp đại gia đình
Nên có những buổi sum họp gia đình, để cùng nhau có những chia sẽ trao đổi và hơn hết tạo nên tình thân mật giữa các thành viên và đặc biệt ở con trẻ.
- Nên để cho trẻ một chút “tự do”
Khi giữa hai người hết chuyện để trao đổi, bạn nên dành cho trẻ sự tự do để trẻ có thể vui đùa cùng bạn bè hay có những khoảng riêng tư của trẻ.