140 nhà khoa học bàn về luật bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngày 1/12, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức hội thảo quốc tế về luật bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.

GS. Yuko Nishitani, Phó Chủ tịch Học viện Luật Quốc tế the Hague, Đại học Kyoto, Nhật Bản trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: UEL
GS. Yuko Nishitani, Phó Chủ tịch Học viện Luật Quốc tế the Hague, Đại học Kyoto, Nhật Bản trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: UEL

Hội thảo quốc tế về luật bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu mang tên "Environmental Protection and Climate Change Policies and Law 2023: International and National Legislation Reaching Net-Zero Emissions - the Perspective of Developing Countries” (EPCCPL 2023) do Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TPHCM (UEL) phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật, Đại học Huế tổ chức.

EPCCPL 2023 có sự tham gia của 140 diễn giả quốc tế là các nhà khoa học, nghiên cứu sinh đến từ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan...

Tham luận tại hội thảo, GS. Yuko Nishitani, Phó Chủ tịch Học viện Luật Quốc tế the Hague, Đại học Kyoto, Nhật Bản trình bày chủ đề biến đổi khí hậu từ quan điểm của luật pháp quốc tế công và tư.

Trong bài tham luận, bà Yuko Nishitani đề cập đến chính sách của Chính phủ Nhật Bản và những thách thức xung quanh việc thực hiện chính sách này trong việc chống lại biến đổi khí hậu.

Nữ giáo sư còn chỉ ra những hạn chế hiện tại của khung pháp lý và trách nhiệm của toàn cầu trong việc chống lại việc biến đổi khí hậu.

GS Zhang Hui, Trường ĐH Trung Chính Tây Nam, Trung Quốc. Ảnh: UEL
GS Zhang Hui, Trường ĐH Trung Chính Tây Nam, Trung Quốc. Ảnh: UEL

Trong khi đó, GS Zhang Hui (Trường Đại học Trung Chính Tây Nam, Trung Quốc) cho rằng, tình trạng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu từ lâu đã là những thách thức quốc tế, gây ra mối quan tâm ngày càng sâu sắc hơn đến sự phát triển bền vững và đối xử công bằng với con người trong cộng đồng quốc tế.

Những người có thu nhập thấp, người bản địa, người khuyết tật, người già hoặc người rất trẻ và thậm chí cả phụ nữ... đều có thể dễ bị tổn thương hơn trước những rủi ro do tác động của khí hậu, thiếu nước, lương thực và nhiều bệnh tật bất thường.

GS GS Zhang Hui giới thiệu về định nghĩa "công lý khí hậu" (Climate justice) và "kiện tụng khí hậu" (Climate litigation), kinh nghiệm xây dựng luật của Trung Quốc trong việc khởi kiện dân sự vì lợi ích công cộng về môi trường (được gọi chung là EPIL).

TS Đào Gia Phúc (Viện trưởng Viện Pháp luật Quốc tế và So sánh, UEL) mang đến hội thảo tham luận xu hướng lựa chọn định giá carbon (một công cụ kiểm soát các chi phí ngoại biên của phát thải khí nhà kính - PV) và các lựa chọn chính sách cho Việt Nam.

Định giá carbon được xem là yếu tố trọng tâm trong kế hoạch chống biến đổi khí hậu của nhiều quốc gia.

Theo TS Đào Gia Phúc, hiện không có lựa chọn nào phù hợp cho tất cả - do đó, việc lựa chọn công cụ, mức độ bao phủ và giá cơ bản nên được điều chỉnh để đáp ứng hoàn cảnh, ưu tiên và nhu cầu trong nước.

TS Đào Gia Phúc, Viện trưởng Viện Pháp luật Quốc tế và So sánh, UEL. Ảnh: UEL

TS Đào Gia Phúc, Viện trưởng Viện Pháp luật Quốc tế và So sánh, UEL. Ảnh: UEL

Ngoài các diễn giả trên, hội thảo có gần 30 bài tham luận khác được trình bày, chia làm 4 phiên thảo luận chuyên đề.

Theo Ban tổ chức, Thỏa thuận Paris và Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc nhấn mạnh những tác động tiêu cực mà biến đổi khí hậu tác động đến kinh tế - xã hội, như sự gia tăng của những hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan, thảm họa thiên tai, môi trường, dịch bệnh.

Trong đó, đòi hỏi sự hợp tác hiệu quả của tất cả các quốc gia trên thế giới và yêu cầu cấp bách việc cần cắt giảm phát thải khí nhà kính trên quy mô toàn cầu.

Các diễn giả tham gia hội thảo. Ảnh: UEL

Các diễn giả tham gia hội thảo. Ảnh: UEL

Tại Hội nghị lần thứ 26 và 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26 và 27), 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ; hơn 100 quốc gia đã tham gia cam kết Giảm phát thải metan toàn cầu vào năm 2030;...

Các cam kết này minh chứng cho nỗ lực rất lớn của Việt Nam và các quốc gia đang phát triển khác trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, các cam kết cũng đặt ra thách thức trong việc lựa chọn và thực thi chính sách pháp luật phù hợp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.