Vốn là miền sông nước nên vịt được nuôi đại trà ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng hiếm thấy cầu mang tên đó. Ngược lại, những cây cầu có tên liên quan tới gà rất nhiều. Trên hình là cầu Mồng Gà ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. |
Cầu Cựa Gà nằm trên quốc lộ 1A từ thị trấn Cái Nước về huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. |
Cái Gà nằm trên quốc lộ 1A về thành phố Bạc Liêu. |
Không ít người thường thắc mắc vì sao ở đây lại dùng từ “Cái” rất nhiều, từ những vùng đất như Cái Răng, Cái Bè, Cái Nước, Cái Cui đến cây cầu tên Cái Da, Cái Xe, Cái Sơn đều có đủ. Cầu Cái Da cũng nằm trên quốc lộ 1A. |
Lòng tong là một loài cá rất nhỏ, có mặt khắp nơi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên cũng không lạ khi một cây cầu mang tên nó. Cầu Lòng Tong thuộc tỉnh Cà Mau trên quốc lộ 1A. |
Chắc Cà Đao là một vùng đất ở thị trấn An Châu, tỉnh An Giang. Cụm từ “chắc cà đao” ngày xưa thường được dùng bởi những người dân quê, ám chỉ một vùng đất xa xôi hẻo lánh ít dấu chân người. Cầu Chắc Cà Đao nằm trên quốc lộ 91 từ Long Xuyên về Châu Đốc, An Giang. |
Trong khi TP HCM trang bị cầu chữ Y tả theo hình dáng chính ký tự này, đoạn quốc lộ 91 từ Long Xuyên về Châu Đốc cũng có cây cầu như vậy, nhưng uốn cong hình chữ S. |
Dùng chữ cái để mô tả thì cầu hình ký tự Y, S, H, X đều đứng nhưng cầu Chữ U lại không. Đây chỉ là một cây cầu thẳng, nằm ở tỉnh An Giang đoạn từ Tri Tôn về Long Xuyên. |
Cầu Ông U ở quốc lộ 1A trên đường về Cà Mau. |
“Xẻo” cũng là một từ thường dùng ở đây, giống chữ “Cái”. Đi khắp miền Tây, bạn sẽ bắt gặp những cái tên như Xẻo Xu, Xẻo Cao, Xẻo Quýt, Xẻo Xiêm, Xẻo Rô… Cầu Xẻo Xu nằm trên quốc lộ 53, từ Tắc Cậu đi thị trấn Thứ Bảy, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. |
Cầu Cột Dây Thép là tên một địa danh di tích lịch sử gần đó. Đây là nơi các anh bộ đội và dân quân treo ngọn cờ Đảng đầu tiên ở tỉnh An Giang. Di tích gồm hai cột dây thép đối xứng nhau qua con sông Tiền ở huyện Chợ Mới, An Giang. |
Một địa danh trên quốc lộ 54 từ thành phố Long Xuyên về Cần Thơ. |