Những tài năng này dám phá vỡ lối truyền thống nhưng không từ bỏ những nỗ lực không ngừng của mình. Giờ đây họ đã ở rất thành công trong cuộc sống ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những kinh nghiệm về những trường hợp bỏ học thành công có thể cho bạn một số bài học nào đó.
Bill Gates |
1. Bill Gates. Tờ báo “Harvard Crimson” của trường Harvard gọi Gates là “Người bỏ học thành công nhất Harvard”, trong khi đó những người còn lại trên thế giới coi ông là “người giàu nhất thế giới” trong hơn 1 thập kỷ. Giờ đây, dù không còn đứng ở vị trí cao nhất, nhưng ông vẫn nằm trong số danh sách những người giàu nhất thế giới.
Gates vào Harvard vào mùa thu năm 1973, 2 năm sau, ông bỏ học để thành lập công ty Microsoft với người bạn Paul Allen. Năm 2007, ông cũng nhận được tấm bằng tiến sĩ danh dự từ trường học của mình.
Tại lễ phát bằng, Gates nói “Tôi là tấm gương tồi. Đó là lý do tại sao tôi được mời đến đây để phát biểu vào lễ tốt nghiệp. Nếu tôi phát biểu vào lúc khai giảng, sẽ có ít người hơn trong số các bạn ở đây hôm nay”.
Steve Jobs |
2. iPad, iPod, thậm chí là Buzz Lightyear có thể đã không tồn tại nếu Steve Jobs tiếp tục học ở trường. Vì khó khăn tài chính, Jobs đã phải bỏ học sau khi mới vào trường được 6 tháng.
Sau đó ông đã lập nên Apple, NeXT Computer và Pixar – những thương hiệu tạo nên ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kỹ thuật và văn hóa hiện đại.
Tuy nhiên, “phù thủy” Jobs đã nghĩ rằng thời gian ngắn ngủi học tập ở trường không hề vô giá trị. Trong một bài phát biểu ở lễ trao bằng năm 2005 tại trường ĐH Stanford, Jobs đã cho rằng một lớp học về chữ viết mà ông tham gia ở trường Reed College đã giúp hình thành nên cơ sở của bản in được sử dụng trong máy tính Macintosh đầu tiên.
Frank Lloyd Wright |
3. Là kiến trúc sư nổi tiếng nhất Mỹ, Wright đã dành nhiều thời gian hơn để thiết kế các trường học hơn là tham dự các lớp học trong đó. Có lần ông đã học 1 năm ở trường ĐH Wisconsin – Madison rồi rời đến Chicago và trở thành người học việc của Louis Sullivan “cha đẻ của kiến trúc hiện đại”.
Wright đã có hơn 500 tác phẩm, trong đó tác phẩm nổi tiếng nhất là ngôi nhà Fallingwater và Bảo tàng Solomon R. Guggenheim của New York.
Buckminster Fuller |
4. Bị đuổi học khỏi trường Harvard 2 lần, thời kỳ đầu của kiến trúc sư, nhà phát minh Buckminster Fuller đã không may mắn, một số công việc liên doanh không thành công và ông phải chịu nỗi đau khổ khi con gái qua đời. Nhưng ở tuổi 32, cuộc đời của Fuller bắt đầu thay đổi. Những ý tưởng lạ thường của ông về xe hơi và nhà cửa đã thu hút sự chú ý của công chúng, trong đó những kết cấu vòm trắc đạc đã khiến ông nổi tiếng và được công nhận trên khắp thế giới.
ames Cameron |
5. Ban đầu đạo diễn đoạt giải Oscar James Cameron chả có gì làm với thế giới Hollywood. Ông đã từ Canada chuyển đến California (Mỹ) cùng gia đình năm 1971. Ông học vật lý ở trường Fullerton không lâu. Sau khi bỏ học, Cameron kết hôn với một nữ bồi bàn và trở thành người lái xe buýt cho một trường học địa phương.
Cho đến tận năm 1977, bộ phim “Star Wars” (chiến tranh giữa các vì sao) đã khiến Cameron thay đổi suy nghĩ và tham gia vào điện ảnh. Trong 30 năm tiếp theo, ông đã tạo ra một vài bộ phim khoa học viễn tưởng khủng nhất (và đắt nhất) thế giới.
Mark Zuckerberg |
6. Anh chàng Mark Zuckerberg bỏ học khỏi Harvard đã tạo ra Facebook trong ký túc xá của mình. Giờ đây nó đã trở thành mạng xã hội nổi tiếng nhất thế giới. Khi Facebook nổi tiếng, Zuckerberg đã chọn đi khỏi trường học và đưa trụ sở công ty về California.
Điều này đã chứng tỏ quyết định của anh là đúng. Theo tạp chí Forbes, Zuckerberg là tỉ phú trẻ nhất thế giới, tài sản năm 2010 của anh là 4 tỉ USD.
Tom Hanks |
7. Tom Hanks - diễn viên nổi tiếng đoạt giải Oscar đã rời trường học để học việc tại Lễ hội nhà hát Great Lakes ở Cleveland, Ohio. Kinh nghiệm ở nhà hát đã đặt nền tảng cho sự nghiệp của anh ở Hollywood.
Là một trong những ngôi sao điện ảnh, nhà sản xuất phim, đạo diễn và viết kịch bản nổi tiếng nhất, Hanks chưa bao giờ quên quãng đời đã qua. Năm 2009, anh đã giúp gây quỹ giúp nâng cấp nhà hát Cleveland nơi anh bắt đầu sự nghiệp của mình.
Harrison Ford (trái) |
8. Harrison Ford, nổi tiếng với phim “Star Wars” và “Indiana Jones”. Anh học ngành triết học ở ĐH Ripon nhưng đã bỏ học không lâu trước khi tốt nghiệp. Sau đó anh đóng một vài vai nhỏ trong một số bộ phim của Hollywood.
Không hài lòng khi là một diễn viên ít được chú ý, Ford quay sang làm nghề về gỗ chuyên nghiệp. Nhưng gần 10 năm sau, anh lại có cơ hội đóng vai chính trong bộ phim bom tấn “Star Wars” năm 1977 của George Luca và nó đã khiến anh trở nên nổi tiếng trong thời gian ngắn.
Lady Gaga |
9. Với cái tên gốc là Joanne Angelina Germanottav, Lady Gaga đã theo học trường nghệ thuật thuộc ĐH New York nổi tiếng. Nhưng sau 1 năm cô đã bỏ học để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc.
Album đầu tay năm 2008 của cô mang tên “The Fame” đã khiến cô nổi tiếng từ đó.
Tiger Woods |
10. Không giống như những tài năng thể thao khác từ bỏ trường học để theo đuổi sự nghiệp, Tiger Woods chọn chơi golf cho trường ĐH Stanford trong khi là SV ngành kinh tế. Sau 2 năm ở đó, Woods trở nên chuyên nghiệp với tuyên bố “Hello world”, chính thức chấm dứt việc học hành của anh. Sau đó anh trở thành một trong những vận động viên được trả tiền cao nhất thế giới, thu về hơn 100 triệu USD mỗi năm khi sự nghiệp vào giai đoạn đỉnh cao.
Hà Châu (Theo Xinhua)