Khi nói đến các nhà khoa học nữ, cái tên Marie Curie có lẽ được nhắc đến nhiều nhất vì bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel năm 1903 và cũng là người đầu tiên nhận giải Nobel thứ hai năm 1911.
Tuy nhiên trước thời của Marie Curie cũng có những nhà khoa học nữ, mặc dù ít được biết đến nhưng đã có những đóng góp to lớn trong lịch sử nghiên cứu khoa học của thế giới.
1. Emilie du Chatelet (1706 – 1749)
Gabrielle-Emilie Le Tonnelier de Breteuil kết hôn với hầu tước Chatelet năm 1725, sau đó sống một cuộc sống khá yên bình cùng với 3 người con. Tuy nhiên khi ở độ tuổi 27, Emilie bắt đầu học toán học và vật lý một cách khá nghiêm túc.
Cùng với triết gia Voltaire, cô đã xây dựng cả một phòng thí nghiệm vật lý tại dinh thự du Chatelet và bắt đầu quá trình nghiên cứu về bản chất của lửa.
Đóng góp lớn của Emilie đối với nên khoa học nước Pháp đó là bản dịch tiếng Pháp cuốn sách Principia nổi tiếng của Isaac Newton, mà vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
2. Caroline Herschel (1750 – 1848)
Caroline mắc phải căn bệnh sốt phát ban đỏ và di chứng để lại khiến cho chiều cao của bà chỉ dừng lại ở 1,3m. Tuy nhiên vượt qua những khó khăn đó, Caroline đã trở thành nữ thiên văn học đầu tiên phát hiện thấy sao chổi.
Và sau đó vua George III đã bổ nhiệm và trả lương cho bà để thực hiện các nghiên cứu thiên văn, Caroline trở thành người phụ nữ đầu tiên được trả lương với tư cách là người làm việc trong lĩnh vực khoa học.
Chính bà cũng là người đã bổ sung thêm 550 ngôi sao vào bộ chỉ mục các ngôi sao được nhà thiên văn học hoàng gia Anh John Flamsteed biên soạn lần đầu.Bà cũng đã từng được nhận huy chương Vàng của Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia Anh. Ở tuổi 96, Caroline vẫn nhận được huy chương Vàng khoa học do nhà vua Đức trao tặng.
3. Mary Anning (1799 – 1847)
Mary được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động tại Anh, cha cô thường đi khai thác hóa thạch để bán cho khách du lịch và chính từ đó mà Mary có niềm yêu thích với lĩnh vực cổ sinh vật học.
Mary đã thực hiện một loạt những khám phá mang tính cách mạng trong những năm đầu thế kỷ XIX. Bà đã khai quật được những phần xương khổng lồ của loài thằn lằn cá, plesiosaurs.
Đây là phát hiện vô cùng quan trọng giúp giải quyết các tranh cãi về sự tuyệt chủng của loài sinh vật cổ đại này.
4. Mary Somerville (1780 – 1872)
Mary Somerville
Niềm đam mê toán học của Mary Somerville bắt đầu từ một câu hỏi vui trên tạp chí thời trang. Để rồi sau đó, cô bé 14 tuổi này bắt đầu lao vào nghiên cứu đại số và toán học bất chấp lệnh cấm của cha mình.
Sau khi người chồng đầu tiên của Mary qua đời, bà cùng với nhà khoa học John Playfair nghiên cứu về tính chất từ tính và viết khá nhiều nghiên cứu về toán học, vật lý, hóa học và cả thiên văn học.
Mary cũng là một trong hai người phụ nữ đầu tiên, cùng với Caroline Herschel là thành viên danh dự của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh.
5. Maria Mitchell (1818 – 1889)
Năm 1847, Maria Mitchell đã trở thành nhà người Mỹ đầu tiên xác định được một sao chổi qua kính thiên văn.
Theo cuốn sách “Maria Mitchell: Life, Letters, and Journals”, vào tối ngày 1/10/1847 Michell đã phát hiện thấy một thứ ánh sáng chưa từng có trước đây qua kính thiên văn. Sau đó bà đã trở nên nổi tiếng với phát hiện của mình.
Cũng sau đó, một Hiệp hội thiên văn mang tên bà đã được thành lập và có rất nhiều đóng góp quan trọng trong ngành thiên văn học. Hầu hết những nghiên cứu của bà và Hiệp hội Maria Mitchell đều nhằm khám phá những điều chúng ta chưa biết về sao chổi.Trong đó, dự án Rosetta đã đặt nền móng cho việc hạ cánh tàu vũ trụ trên sao chổi ngày nay, để có thể tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của sự sống có phải bắt nguồn từ những ngôi sao nhỏ bé này không.
6. Lise Meitner (1878 – 1968)
Nhà vật lý Lise Meitner được biết đến là "người sinh ra bom nguyên tử". Sau khi nghiên cứu vật lý tại Đại học Vienna, Lise đã hợp tác với Max Planck và Otto Hahn để nghiên cứu phóng xạ.
Bà là người đã phát hiện ra hiệu ứng Auger, khi một nguyên tử đột ngột giảm xuống một hoặc hai electron để ổn định bản thân. Tuy nhiên, quá trình này được đặt tên cho nhà vật lý người Pháp Pierre Auger, người đã phát minh ra phản ứng nguyên tử hai năm sau đó.
Vào năm 1939, Meitner đã thử nghiệm việc bắn neutron vào các hạt nguyên tử và phát hiện ra quá trình phân hạch hạt nhân.Phân hạch hạt nhân thông qua các nguyên tử tách rời là chìa khóa để phát triển bom nguyên tử nhưng Meitner đã không được tham gia vào Dự án Manhattan.
Mặc dù Meitner là người đầu tiên phát hiện ra sự phân hạch hạt nhân, nhưng cựu đồng nghiệp cùng nghiên cứu Otto Hahn đã mang về giải thưởng Nobel về hóa học cho ông vào năm 1944.
7. Irene Curie (1897 – 1956)
Năm 1934, Irene Curie và Frederic Joliot đã phát hiện ra các biến đổi của hạt nhân trong quá trình bắn phá đã tạo ra các đồng vị phóng xạ nhân tạo.
Hai người đã nhận được giải thưởng Nobel hóa học vào năm 1935, trở thành cặp đôi cha mẹ và con cùng nhận được giải Nobel. Tuy nhiên do làm việc nhiều với các chất phóng xạ, Irene qua đời vị bệnh bạch cầu vào năm 1956.
8. Barbara McClintock (1902 – 1992)
Những nghiên cứu mang tính cách mạng của nhà di truyền học Barbara McClintock vào những năm 1940 đã làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về bộ gen của người.
Khi bà công bố nghiên cứu của mình về bộ gen cây ngô, cộng đồng khoa học đã không đồng tình. Khi mà nghiên cứu của McClintock cho thấy rằng bộ gen là không phải cố định, nó có rất nhiều sự thay đổi qua các đời khác nhau, đó là chưa kể đến các đột biến.
Mặc dù phải nhiều năm sau đó các nhà khoa học mới chứng minh được lý thuyết của McClintock là đúng, sau đó bà đã được trao giải Nobel Sinh học năm 1983 và trở thành người phụ nữ tại Mỹ đầu tiên nhận được giải thưởng khoa học danh giá này.9. Dorothy Hodgkin (1910 – 1994)
Dorothy từ sớm đã bộc lộ khả năng phi thường về hóa học và trong khi theo học tại trường đại học Somerville, bà đã nghiên cứu cấu trúc phân tử của penicillin, vitamin B12 và insulin.
Công trình của bà giúp vẽ ra những bản đồ protein phức tạp đã được đón chào như một thành tựu vĩ đại.
Từ đó, các nhà khoa học có thể thay đổi và tổng hợp các chủng mới của penicillin, insulin và B12, giúp cứu sống được vô số người.Bà nhận giải Nobel năm 1964 nhờ phát hiện ra cấu trúc của B12 và cũng là một nhà hoạt động nhân quyền đấu tranh cho hòa bình, giải trừ quân bị trên thế giới.
10. Rosalind Franklin (1920 – 1958)
Nhà hóa học Rosalind Franklin đã bắt đầu sự nghiệp khoa học ngắn ngủi bằng việc nghiên cứu than và kết thúc bằng việc nghiên cứu giải phẫu của virus, nhưng đóng góp lớn nhất,
Cũng như gây tranh cãi nhất của cô là việc cố gắng giải mã cấu trúc của deoxyribonucleic acid hay còn gọi là DNA.
Với sự kiên trì và trí thông minh, bà đã chiến thắng định kiến xã hội và đảm nhiệm vị trí trợ lý nghiên cứu tại Đại học King ở London, sau khi đạt học vị tiến sĩ hóa học vật lý từ Đại học Cambridge.
Tuy nhiên đóng góp lớn của bà trong việc giải mã cấu trúc DNA chỉ được công nhận sau khi bà qua đời ở tuổi 37.