Dưới đây là 10 điều bạn nhất định cần tránh để hạn chế các vấn đề tâm lý, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
1. Lười vận động
Vận động ngoài việc giúp thân thể có vóc dáng đẹp còn có tác dụng thư giãn, giải tỏa áp lực cuộc sống. Vận động còn ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của não bộ và cảm xúc, giúp não hưng phấn khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, đảm bảo cân bằng các kích thích tố trong não nhằm bồi dưỡng sức khỏe tâm lý, giảm bớt căng thẳng, lo lắng.
Dù mỗi ngày bạn chỉ chạy bộ khoảng 15 – 20 phút cũng giúp cải thiện vấn đề sức khỏe tâm lý rất nhiều.
2. So sánh khập khiễng gây bất mãn
Trong cuộc sống chúng ta có thể gặp những đổ vỡ và thất bại, gây ra tâm lý phiền muộn, lo lắng. Nếu “biết đủ” thì cuộc sống của chúng ta sẽ thăng bằng hơn. Tâm lý ghen tị hơn thua với người khác khiến chúng ta sinh tâm bất mãn. Kỳ thực, mối quan hệ giữa giàu có và hạnh phúc không có tiêu chuẩn tuyệt đối. Hãy học cách “cảm ơn những gì mình đang có”, viết thư cho người yêu hoặc liên hệ với một người bạn lâu ngày không gặp mặt…, đây là những cách duy trì thái độ sống lạc quan cho bạn.
3. Nhà cửa lộn xộn
Nhiều người do công việc quá bận rộn nên ít khi nghĩ đến dọn dẹp những thứ bừa bãi lộn xộn trong nhà. Những thứ này tích lũy càng nhiều khiến bạn càng lười biếng thu dọn. Về mặt tâm lý, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt, khiến bạn có cảm giác ức chế, mệt mỏi, cao hơn nữa là gây uất ức, lo âu.
Vì vậy, cần tập thói quen dọn dẹp ngay những thứ bừa bãi, nếu trong nhà có quá nhiều đồ mà mình không bao giờ dùng đến thì hãy lên mạng đăng tin bán đồ cũ hoặc cho tặng người khác. Cố gắng kiểm soát bản thân để không mua những đồ thừa thãi, nghĩ đến việc dành tiền cho những buổi tối đặc biệt hoặc những kỳ nghỉ phép.
4. Chân không bước khỏi cửa
Lớp da của chúng ta sẽ sinh ra vitamin D khi tiếp xúc với tia cực tím, còn vitamin D giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Ánh nắng mặt trời trong một chừng mực nhất định có thể giúp chúng ta bớt căng thẳng tâm lý. Có nhiều người thường hay ưu tư, mất ngủ khi trời mưa, không khí ẩm ướt, đến khi trời đẹp trong lành thì tâm trạng lại hưng phấn. Vì thế, thỉnh thoảng cũng nên ra ngoài đi dạo công viên, dã ngoại, hít thở không khí trong lành, đây là thói quen tốt cho sức khỏe.
5. Thiếu ngủ
Người thiếu ngủ trong thời gian dài, bình quân ngủ chưa đủ 6 tiếng/ngày, khi chạy xe sẽ rất nguy hiểm. Hiện nay sản phẩm 3C (máy tính, điện thoại, đồ chơi điện tử…) thịnh hành, nhiều bạn trẻ tuổi mê mệt các trò chơi trên mạng, buổi tối không ngủ, buổi sáng mệt mỏi, ảnh hưởng đến hoạt động của cả ngày hôm sau, gây tâm lý căng thẳng khó chịu.
Tốt nhất là sau bữa tối không nên ăn vặt, trước khi ngủ hạn chế cà phê và chất có cồn. Hạn chế dùng các sản phẩm 3C phát ra ánh sáng xanh để tránh gây rối loạn cho giấc ngủ, tránh gây nhiễu đồng hồ sinh học của cơ thể, đảm bảo não bộ tiết melatonin một cách bình thường để hỗ trợ bạn đi vào giấc ngủ thuận lợi.
6. Công việc quá nhiều
Thời gian làm việc và nghỉ ngơi của chúng ta nếu không cân đối tốt, cứ thế kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Một nghiên cứu đã chỉ ra, hàng ngày bạn làm việc 11 tiếng trở lên thì tỉ lệ mắc chứng trầm cảm cũng tăng cao. Bạn hãy bình tĩnh suy nghĩ lại xem, có phải mình mắc chứng nghiện công việc không? Hay bạn đặt yêu cầu quá cao?
Hãy suy ngẫm kỹ lại về quan điểm sống của mình, dành thời gian cho gia đình, bạn bè, người cùng sở thích, bạn sẽ nhận thấy khi tình cảm, cảm xúc thay đổi thì hiệu quả công việc cũng cao hơn.
7. Quản lý cảm xúc
Cuộc sống luôn có nhiều điều không như ý muốn, những lúc như thế khó tránh khỏi khiến bạn giận dữ hoặc chán chường, đây là tâm lý bình thường khó tránh khỏi. Thể hiện hợp lý cảm xúc của mình cũng như quản lý tốt cảm xúc là vô cùng quan trọng, kiềm chế quá có thể khiến những vướng mắc trong lòng bạn không có lối thoát sẽ gây phản ứng ngược.
8. Bi quan cô độc
Bi quan và cô độc là nguyên nhân gây sự chia rẽ trong xã hội, dần dần làm giảm liên lạc với bạn bè, người nhà, dẫn đến tâm lý lo lắng và uẫn ức. Khi cảm thấy tâm trạng nặng nề nhưng lại cô độc không biết chia sẻ với ai, hãy phá vỡ mọi rào cản và liên hệ với bạn bè và người thân. Chỉ cần vài phút ngồi nhâm nhi cà phê bên nhau, trò chuyện giao tiếp như thế sẽ giúp bạn phấn chấn hơn, lấy lại thăng bằng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nói chuyện với chuyên gia tâm lý để nhận rõ những vướng mắc và tìm cách giải thoát khỏi nó.
9. Chủ nghĩa hoàn hảo
Người theo chủ nghĩa hoàn hảo luôn muốn mọi việc đạt kết quả tốt nhất. Cứ lâu dài như thế sẽ tự tạo áp lực lớn cho chính mình. Các chuyên gia tâm lý cho biết, đây là mẫu người dễ mắc vấn đề sức khỏe tâm lý, họ hay thất vọng, lo lắng và ăn uống mất ngon. Tuy không phải khi nào người theo chủ nghĩa hoàn hảo cũng là người thành công, nhưng người theo chủ nghĩa hoàn hảo có liên quan nhiều đến chứng nghiện công việc. Để tránh thái độ quá cố chấp, điều quan trọng cần hiểu là biết thụ hưởng lộ trình của cuộc đời, không quá tuyệt đối hóa vấn đề mục đích.
10. Ăn uống thất thường
Bệnh từ miệng ăn vào. Ăn uống thất thường khiến cơ thể suy nhược vì thiếu chất này chất kia, khiến bạn lúc nào cũng uể oải chẳng có hứng thú làm việc gì, lâu ngày khiến tâm thân đều phát bệnh.
Thông thường cơ thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trong một mức nhất định, nhưng khi vượt quá giới hạn thì sẽ gây ra phản ứng xấu liên hoàn. Khi đó bạn sẽ cần nhiều công sức hơn để cứu vãn tổn thất. Do đó, hãy phòng bệnh từ xa với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh mỗi ngày.