1. Khi còn sống, con người thường hay cho rằng ngày mai còn dài, thiếu gì cơ hội để gặp gỡ nhau, nhưng thực ra, đời người là một phép trừ, gặp nhau một lần cũng là đã bớt đi một lần gặp gỡ.
2. Có lẽ cần phải trải qua tuổi thanh xuân mới có thể hiểu được tuổi xuân là khoảng thời gian ta sống ích kỷ biết chừng nào.
Có lúc nghĩ, sở dĩ tình yêu cần phải đi một vòng tròn lớn như vậy, phải trả một cái giá quá đắt như thế, là bởi vì nó đến không đúng thời điểm. Khi có được tình yêu, chúng ta thiếu đi trí tuệ. Đợi đến khi có đủ trí tuệ, chúng ta đã không còn sức lực để yêu một tình yêu thuần khiết nữa.
3. Nhân thế hỗn độn, sự đời rối ren, lòng người đen trắng nào ai sáng tỏ? Nếu cầu toàn trách bị quá, truy cầu hoàn mỹ quá, hay xét nét người quá, thì sẽ chỉ thấy căng thẳng, bất hạnh và khổ đau.
Thế giới quá rộng lớn, sao cứ phải ngụp lặn mãi trong những chuyện thị thị phi phi? Cho nên, cứ lơ mơ một chút, buông xả một chút, rất có thể con đường phía trước sẽ là một chân trời bát ngát hương hoa.
4. Có những lúc, không có lần sau, không có cơ hội lặp lại, không có sự tạm dừng rồi lại tiếp tục. Có những lúc, bỏ lỡ hiện tại sẽ vĩnh viễn không còn cơ hội trong tương lai.
5. Dùng thái độ cam tâm tình nguyện, bạn sẽ có một cuộc sống an nhiên dù gặp phải bất cứ cảnh ngộ nào.
6. Thông minh quá sẽ có lúc bị trí tuệ làm cho thương tổn, si tình quá sẽ có lúc bị ái tình làm cho đau khổ, giàu có quá sẽ có lúc bị tiền bạc làm cho khánh kiệt, mà kiêu ngạo quá lại có lúc bị danh lợi làm cho ê chề…
Vì sao Phật gia giảng ‘Thủ Trung’, Nho gia giảng ‘Trung Dung’, Đạo gia giảng ‘Âm Dương cân bằng’? Bởi vì các bậc Thánh nhân, Giác Giả đã thấu hiểu một chân lý rằng “chỉ có ở giữa là Đại Đạo”, hễ vượt quá giới hạn đều bước sang cực đoan, mà xưa nay trạng thái cân bằng mới là bền vững nhất.
7. Khi người ta nghèo, phải ra ngoài kiếm sống, lăn lộn mà ít có thời gian ở nhà. Giàu rồi, phải ở nhà nhiều hơn, hạn chế ở bên ngoài, đó mới là nghệ thuật sống.
8. Đời người chính là như thế: hợp rồi tan, tan rồi hợp, ly biệt rồi hội ngộ, hội ngộ rồi biệt ly. Gặp gỡ hay chia lìa, ấy là do cái duyên nhiều hay ít, dày hay mỏng.
Hiểu duyên thì sẽ biết trân quý giây phút bên nhau, trân trọng tình cảm ấm áp dành cho nhau. Mà đã trân quý rồi thì sẽ chẳng phí hoài thời gian mà soi mói, xét nét, luận bàn chỗ hay chỗ dở của người khác. Duyên kia một khi đã qua đi, thì có muốn một ánh mắt, một lời hỏi han cũng là quá muộn màng.
9. Người quan tâm đến tôi, tôi sẽ quan tâm lại gấp bội! Người không quan tâm đến tôi, bạn dựa vào cái gì mà bảo tôi phải tiếp tục?
10. Những thứ bản thân ta không cần đến, có tốt đến đâu cũng chỉ là rác.