Yêu cầu thêm tên lửa SM-6 khi nhận thấy 'chỉ riêng Patriot là chưa đủ'

GD&TĐ - Quân đội Ukraine cho rằng để chống lại những cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, họ cần thêm tên lửa đánh chặn SM-6.

Yêu cầu thêm tên lửa SM-6 khi nhận thấy 'chỉ riêng Patriot là chưa đủ'

Trên các phương tiện truyền thông Ukraine, có thể thấy nhiều đề xuất khác nhau về cách chống lại máy bay không người lái được Quân đội Nga sử dụng để trinh sát và ghi lại kết quả các cuộc tấn công tên lửa trên lãnh thổ Ukraine.

Tuy nhiên những đề xuất nói trên bỏ qua một tình huống quan trọng, đó là các UAV như Orlan-10 không hoạt động đơn lẻ, chúng là một phần của hệ thống trinh sát - tấn công gắn liền với tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Vì vậy nhiều chuyên gia quân sự tại Kyiv nhận xét, sẽ là tốt hơn khi đưa ra giải pháp chống lại tất cả các thành phần trong hệ thống trinh sát và tấn công của đối phương, để Nga khó bắn phá lãnh thổ Ukraine bằng tên lửa.

Ở đây cần lưu ý rằng ngay cả sắp tới, khi đạt được một kết quả lý tưởng, tức là 100% máy bay không người lái của Nga đều không thể bay qua lãnh thổ Ukraine thì Moskva vẫn có cơ hội tiến hành tập kích, khi đã tích lũy một "ngân hàng mục tiêu" để thực hiện các cuộc tấn công tên lửa.

Sơ đồ đơn giản hóa mạch trinh sát - tấn công của Nga có thể được mô tả như sau: "Thu thập và truyền dữ liệu đến các cơ quan điều khiển - đưa ra quyết định tấn công - phóng tên lửa".

Trong phần thu thập và gửi dữ liệu cho trạm điều khiển, không chỉ UAV trinh sát mà còn có thể bao gồm bộ phận tình báo hiện trường, hay phương tiện trinh sát không gian.

6aa6689970f82857.jpg
Vùng phủ sóng trong trường hợp Ukraine có ít nhất hai tổ hợp Typhon trang bị tên lửa SM-6 của Mỹ.

Mới đây đã có báo cáo về việc máy bay không người lái Ukraine đã tấn công hệ thống tình báo vũ trụ Zvezda của Cơ quan tình báo Nga và gây ra thiệt hại ở mức đáng kể.

Đây chỉ là một trong những ví dụ về những nỗ lực lớn mà Lực lượng Vũ trang Ukraine phải thực hiện nhằm phần nào làm phức tạp hoạt động của các tuyến trinh sát và tấn công mà Quân đội Nga sử dụng.

Là một trong những phương tiện khả thi và đầy hứa hẹn để bắn hạ UAV trinh sát Orlan-10, phía Ukraine đã "ngắm" hệ thống phòng không Tridon Mk 2 do Tập đoàn BAE Systems của Anh chế tạo, có cự ly tác chiến 12 km.

Đồng thời cần tập trung chủ yếu vào các biện pháp đối phó trực tiếp với tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M - vốn là "nòng cốt" trong các tuyến trinh sát và tấn công của Quân đội Nga.

Như một lựa chọn đầy hứa hẹn cho các biện pháp đối phó, Ukraine cho rằng Hoa Kỳ cần nhanh chóng cung cấp tên lửa phòng không SM-6 để tiêu diệt các mục tiêu trên không ở cự ly lên tới 370 km, bao gồm cả tên lửa đạn đạo.

Loại đạn đánh chặn này được trang bị cho hệ thống mặt đất Typhon và có tầm bắn xa hơn nhiều so với Patriot, ngoài việc chống lại tên lửa Iskander-M thì còn tạo áp lực rất mạnh lên Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.

Việc công khai yêu cầu Mỹ cung cấp SM-6 để chống lại các hoạt động trinh sát và tấn công của Nga bằng tên lửa Iskander-M có thể đang được chính quyền Kyiv thực hiện theo logic "hãy yêu cầu điều không thể, và bạn sẽ nhận được thứ bạn thực sự cần".

Tổ hợp tên lửa di động trên mặt đất Typhon của Mỹ.
Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.