Ý tưởng 'nông nghiệp thông minh' giành giải nhất 'Thử thách Công dân số 2022'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -  Ngày 19/2, vòng chung kết và bế mạc cuộc thi “Thử thách Công dân số năm 2022” đã diễn ra tại Hà Nội.

Ban tổ chức trao giải Nhất cho đội thi Agri-EdTech.
Ban tổ chức trao giải Nhất cho đội thi Agri-EdTech.

Cuộc thi “Thử thách Công dân số 2022” (Youth Digital Citizen Challenge) do Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) và Bộ Khoa học và Công nghệ phát động.

Cuộc thi nhằm khuyến khích thanh niên phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghệ, sáng kiến truyền thông để hỗ trợ chính quyền địa phương trong quá trình chuyển đổi số quốc gia và thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững tại Việt Nam.

Chính thức được phát động và mở đơn đăng ký từ ngày 6/12/2022, Cuộc thi "Thử thách Công dân số 2022" đã nhận được hơn 200 đơn đăng ký và ý tưởng từ các bạn trẻ trong độ tuổi 18-30 từ nhiều tỉnh thành trên cả nước. Sau vòng tuyển chọn hồ sơ, 11 đội thi có ý tưởng xuất sắc được chọn lựa để tham gia Vòng Đào tạo - Bootcamp, Vòng Hackathon và Vòng Chung kết.

Các đội thi trình bày ý tưởng tại vòng chung kết chiều ngày 19/2.

Các đội thi trình bày ý tưởng tại vòng chung kết chiều ngày 19/2.

Tại vòng chung kết, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho đội thi Agri-EdTech với ý tưởng Chương trình giáo dục trải nghiệm và ươm mầm ý tưởng sáng tạo về nông nghiệp thông minh dành cho thanh thiếu niên.

"Khi còn chưa nhiều bạn trẻ quan tâm nghề nông hiện đại, ý tưởng của chúng mình là mang đến môi trường thực tiễn mới, bài giảng, mô hình, học cụ và kết nối để bạn trẻ sáng tạo và chắp cánh công nghệ. Nông nghiệp thông minh không những dành cho các bạn trẻ có đam mê nông nghiệp mà còn ở mảng tự động hóa, điện tử, CNTT, chung tay vì khát vọng chuyển đổi số của nền nông nghiệp Việt Nam", đại diện đội thi Agri-EdTech chia sẻ.

Giành giải Nhì là đội thi 2LTS với ý tưởng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ cho các nhà khởi nghiệp (start-up) các vấn đề về dịch vụ công cũng như giúp kết nối các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam trên một nền tảng duy nhất.

Giải Ba thuộc về đội thi E-Up và dự án phần mềm Ed-tech E-UP. Phần mềm được kiến tạo và xây dựng dựa trên cơ sở hạ tầng điện toán đám mây IoT và AI giúp hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung cũng như các cá nhân tài năng mong muốn khởi nghiệp tại Việt Nam nói riêng nâng cao khả năng thúc đẩy hoá việc thành công dự án khởi nghiệp với ứng dụng công nghệ.

Ba đội thi giành giải Nhất, Nhì, Ba lần lượt nhận được giải thưởng trị giá 1.000 USD, 700 USD và 500 USD. Ngoài ra, các ý tưởng đủ điều kiện sẽ được Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (NATEC), Bộ Khoa học và Công nghệ, lựa chọn thí điểm để nâng cao chất lượng dịch vụ công điện tử và tạo ra mạng lưới các nhà tiên phong đổi mới sáng tạo năng động và toàn diện hơn tại Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba

Kiev khẳng định không có Kế hoạch B

GD&TĐ - Ngoại trưởng Ukraine cho biết, Kiev không có kế hoạch B cho cuộc xung đột với Nga nếu Quốc hội Mỹ từ chối phê duyệt thêm viện trợ quân sự cho nước này.
Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…