Xung đột Taliban và Iran có nguy cơ biến thành cuộc chiến lớn?

GD&TĐ - Xung đột giữa Taliban và Iran nhằm tranh chấp nguồn nước liệu có nguy cơ biến thành cuộc chiến lớn?

Xung đột Taliban và Iran có nguy cơ biến thành cuộc chiến lớn?

Các chuyên gia đánh giá, nguy cơ về một "cuộc chiến lớn" giữa Iran và Taliban hóa ra là sai lầm, nếu chỉ căn cứ vào một cuộc đấu súng ở biên giới diễn ra vào ngày 27 tháng 5 năm 2023.

Cuộc xung đột mang tính chất địa phương và chấm dứt ngay vào buổi tối.

Từ một khía cạnh khác, ngay cả khi Taliban thực sự có ý định bắt đầu một cuộc xung đột toàn diện chống lại Iran, thì lực lượng này cũng không đủ vũ khí và tiềm lực quân sự cần thiết.

Có thông tin khi Hoa Kỳ và các đồng minh rời Afghanistan vào mùa hè năm 2021, họ dường như đã bỏ lại hàng trăm, hàng nghìn thiết bị và vũ khí trị giá hàng tỷ đô la.

Xe tăng T-55 và T-62 của lực lượng Taliban.

Xe tăng T-55 và T-62 của lực lượng Taliban.

Nhưng cần nhấn mạnh trước khi rời khỏi đất nước Nam Á này, người Mỹ đã vô hiệu hóa tất cả phương tiện quân sự không thể sơ tán, kể cả của Quân đội Quốc gia Afghanistan.

Thực tế "núi vũ khí Mỹ" trong Quân đội Afghanistan chỉ là một huyền thoại, có thể tham khảo số liệu từ cuốn sách hướng dẫn Military Balance 2021.

Dữ liệu này chỉ ra rằng vào đầu năm 2021, Quân đội Quốc gia Afghanistan được chia thành 8 quân đoàn nhưng chỉ có 20 xe tăng T-54/T-62 (và 24 xe tăng loại này đang được cất giữ), bên cạnh đó là 200 xe bọc thép chở quân M113, 200 chiếc Maxxpro và khoảng 600 thiết giáp MSFV (sửa đổi từ M1117).

Pháo binh của Taliban bao gồm 85 lựu pháo D-30 122 mm và 24 khẩu M114 155 mm, bên cạnh đó là 666 súng cối 82 mm, chủ yếu là loại 2B14 của Liên Xô (521 khẩu).

Nếu chúng ta nói về xe tăng, thì người Mỹ từng có kế hoạch trang bị cho đồng minh một tiểu đoàn M60A3 với đầy đủ năng lực tác chiến, nhưng kế hoạch này chưa bao giờ được thực hiện.

Cổng thông tin Oryx tuyên bố rằng kể từ mùa thu năm 2021, Taliban dường như không thể phục hồi những chiếc M113 bị bỏ rơi ở nhiều nơi trên khắp đất nước, cũng như nhiều chiếc BMP-2 do Liên Xô chế tạo.

Trực thăng Mi-35, Mi-17 và UH-60 trong tay lực lượng Taliban.

Trực thăng Mi-35, Mi-17 và UH-60 trong tay lực lượng Taliban.

Nhưng kể từ tháng 11 năm 2022, Taliban đã đưa được 4 trực thăng tấn công Mi-35, 10 trực thăng vận tải đa dụng Mi-17 với nhiều biến thể khác nhau và 5 chiếc Mi-8MTV-1S "chiến lợi phẩm" trở lại hoạt động, số máy bay này được đưa vào phục vụ trong giai đoạn 2000 - 2010.

Danh sách này cũng bao gồm 1 chiếc An-26 và 3 chiếc An-32B nhận lại từ những năm 1980, 10 trực thăng tấn công hạng nhẹ MD-530F, 6 chiếc UH-60 Black Hawk và 4 chiếc C-208, 1 trực thăng HAL Cheetal của Ấn Độ.

Tuy vậy Taliban đã bất lực trong việc sửa chữa và phải loại bỏ nhiều phản lực huấn luyện L-39, 2 cường kích A-29 và 1 vận tải cơ C-130.

Taliban khoe chiến lợi phẩm tên lửa đạn đạo R-17 Elbrus trong một cuộc duyệt binh.
Taliban khoe chiến lợi phẩm tên lửa đạn đạo R-17 Elbrus trong một cuộc duyệt binh.

Vào tháng 8 năm 2022, tại một trong những cuộc diễu binh, Taliban đã trưng bày các tổ hợp tên lửa Uragan MRLS, Luna-M và Elbrus, có lẽ đã bị bắt trong các trận chiến ở Hẻm núi Panjishir, nhưng tình trạng thực tế của chúng không được biết chắc chắn.

Ngay cả khi cho rằng lực lượng Taliban có thể lên tới khoảng 160.000 binh sĩ (như Military Balance 2022 đã nêu), số lượng như vậy cũng khó có thể đủ cho một "cuộc chiến lớn" chống lại Iran.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.