Xuất khẩu vũ khí Israel đạt kỉ lục vì xung đột ở châu Âu

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Với vai trò nhà xuất khẩu vũ khí, Israel đang hưởng lợi từ việc nhu cầu gia tăng mạnh.

Xuất khẩu vũ khí Israel đạt kỉ lục vì xung đột ở châu Âu

Các nước châu Âu đã tăng đáng kể chi tiêu quân sự của họ kể từ khi nổ ra cuộc xung đột Ukraine, và điều này đã mang lại lợi ích cho việc xuất khẩu vũ khí của Israel. Nhận định trên được đưa ra bởi tuần báo The Economist của Anh.

"Giá trị các hợp đồng xuất khẩu vũ khí của Israel đạt mức kỷ lục 12,5 tỷ USD vào năm ngoái. Hơn một phần tư doanh số bán hàng là ở châu Âu và tỷ lệ này dự kiến ​​sẽ tăng vào năm 2023", tờ The Economist nhấn mạnh.

Hồi tháng 6, Quốc hội Đức đã thông qua việc chi 560 triệu euro để mua hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow-3 từ Israel.

Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là Berlin đã chính thức hóa thỏa thuận này như một phần của sáng kiến ​​Lá chắn bầu trời châu Âu, hợp nhất 17 quốc gia.

Tên lửa phòng không tầm xa Arrow-3 có khả năng đánh chặn các mục tiêu trên không ở độ cao lên tới 100 km, sản phẩm này được phát triển bởi Tập đoàn công nghiệp hàng không Israel (IA) thuộc sở hữu nhà nước cùng với Tập đoàn Boeing của Mỹ.

Tổ hợp phòng thủ tên lửa Arrow-3 của Israel được đánh giá rất cao về tính năng kỹ chiến thuật.

Tổ hợp phòng thủ tên lửa Arrow-3 của Israel được đánh giá rất cao về tính năng kỹ chiến thuật.

"Phần Lan và Cộng hòa Séc cũng có mối quan tâm tương tự, họ đã đặt hàng các hệ thống phòng thủ tên lửa nhỏ hơn của Israel như Iron Dome hay David's Sling.

Nhiều chính phủ châu Âu khác cũng đang lên kế hoạch mua vũ khí do Israel chế tạo", tờ báo Anh nói thêm.

Cùng với các hệ thống phòng thủ tên lửa, máy bay không người lái và tên lửa chống tăng do Israel sản xuất cũng đang trở nên phổ biến trên thị trường vũ khí châu Âu.

Mặc dù vậy, bản thân Israel kiên quyết tránh xa yêu cầu hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine, Tel Aviv liên tục từ chối đề nghị cung cấp vũ khí từ Kyiv

Theo The Economist

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ