Xét tuyển sinh từ chứng chỉ ngoại ngữ chuẩn: Quyết nâng tầm thương hiệu

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2019, bên cạnh các phương thức xét tuyển truyền thống, việc các trường ĐH đưa ra thông báo xét tuyển từ chứng chỉ quốc tế quốc tế Cambridge International Examinations A-Level hay IELTS hay TOEFL ITP đạt với những mức điểm cao, hoặc đoạt giải quốc gia ngoại ngữ cho thấy mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc đặt ra những yêu cầu cao về ngoại ngữ.

Trong một giờ luyện nghe nói Tiếng Anh của học sinh THPT.	Ảnh: TG
Trong một giờ luyện nghe nói Tiếng Anh của học sinh THPT. Ảnh: TG

Định hướng chuẩn quốc tế

Việc năm 2019 ĐHQG Hà Nội mở rộng cách thức xét tuyển sinh những đối tượng đang theo học các trường phổ thông quốc tế, các chương trình tú tài quốc tế, không nằm ngoài mong muốn tuyển những thí sinh có đầu vào ngoại ngữ tốt hơn. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, cho biết: Trường có nhiều chương trình đào tạo bằng tiếng Anh theo xu hướng quốc tế hóa nên việc xét tuyển sinh từ chứng chỉ quốc tế A-level là phù hợp và bảo đảm chất lượng. Cụ thể thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học

Cambridge (Anh) có kết quả ba môn phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo tương ứng. Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương.

PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho biết: Việc đưa ra phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 3 năm THPT lần đầu tiên được trường áp dụng hướng đến yêu cầu chuẩn chất lượng hơn đối với ngoại ngữ. Đối tượng để thực hiện xét tuyển kết hợp là học sinh các lớp chuyên Toán, Lý, Hóa, Văn và Ngoại ngữ của các trường THPT chuyên trong hệ thống giáo dục THPT toàn quốc tốt nghiệp năm 2019, có hạnh kiểm các năm học THPT đạt từ khá trở lên. Điều kiện xét tuyển được thực hiện dựa trên việc thí sinh đạt kết quả học tập bậc THPT và có chứng chỉ quốc tế về ngoại ngữ phù hợp theo quy định với từng chương trình đào tạo.

Tương tự, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng áp dụng điều kiện xét tuyển này trong phương thức xét tuyển kết hợp. Với phương thức xét tuyển kết hợp thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày 22/6/2019) đạt IELTS 6.5 trở lên hoặc TOEFT ITP 550 trở lên hoặc TOEFL IBT 90 trở lên, chắc chắn cũng không nằm ngoài mong muốn nâng chuẩn chất lượng ngoại ngữ cho sinh viên. Nhiều trường đại học trên các nước, bên cạnh phương thức xét tuyển truyền thống cũng bổ sung xét tuyển sinh từ chứng chỉ ngoại ngữ cho thấy yêu cầu về chất lượng ngoại ngữ đang ngày một được đề cao.

Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa
Ngoại ngữ đòi hỏi chuẩn cao

Việc thêm nhiều trường đưa ra phương thức xét tuyển mới có sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chuẩn được nhiều chuyên gia coi đây là mong muốn cấp thiết và hết sức chính đáng. Thực tế hiện nay ở không ít trường đại học, chất lượng dạy và học ngoại ngữ chưa cao, trừ một số trường chuyên ngữ còn lại ở nhiều trường, nếu sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành khác không ý thức trang bị ngoại ngữ cho mình thì gần như ra trường với năng lực ngoại ngữ rất kém.

Điều đó cho thấy, nếu không thay đổi trong việc đặt ra yêu cầu xét tuyển sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ thì chất lượng đầu ra của sinh viên vẫn sẽ rất kém. Trong tiến trình hội nhập ngày càng lớn, năng lực ngoại ngữ kém không chỉ là rào cản khiến chúng ta chậm bước mà còn không đáp ứng tốt công việc là hơn thế nữa là sẽ thiếu tự tin, khó nhập cuộc.

PGS.TS Lê Văn Thanh – chuyên gia ngoại ngữ Trường Đại học Mở Hà Nội, cho biết: Một thời gian dài ở các nhà trường, việc dạy và học Tiếng Anh thực sự chưa hiệu quả. Trên giảng đường phương pháp giảng dạy chủ yếu mang tính một chiều, giáo trình và tài liệu kém hấp dẫn, thiên về ngữ pháp mà yếu về năng lực nghe nói.

Thêm nữa, sinh viên ta cũng hạn chế về giao tiếp còn rụt rè trong việc rèn luyện tiếng, trong khi đó ngoại ngữ muốn giỏi thì phải thường xuyên giao tiếp. Thật đáng mừng là thời gian qua cũng có những trường đại học đổi mới cách dạy và học, hài hòa hơn trong phương pháp dạy. Thêm nữa, sinh viên cũng ý thức hơn với việc học, tự tạo cơ hội giao tiếp với người nước ngoài nên khả năng ngoại ngữ tăng lên nhiều, chỉ tiếc rằng số này chưa phổ biến và cũng chỉ có ở các đô thị lớn có đông du khách nước ngoài.

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học ngoại ngữ như sinh viên chịu ảnh hưởng bởi phương pháp dạy và học truyền thống thiếu môi trường giao tiếp, hoặc các bạn chưa ý thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ. Chính vì thế, mùa tuyển sinh 2019, việc có thêm trường thêm phương thức xét tuyển sinh từ chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đã cho thấy đây là một trong những yêu cầu nâng cao chất lượng.

Nhận định của nhiều chuyên gia tuyển sinh, xu hướng yêu cầu chuẩn ngoại ngữ quốc tế sẽ ngày càng cao, đòi hỏi mặt bằng chung về chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các trường đại học sẽ khắt khe hơn; chuẩn đầu ra ngoại ngữ sẽ không còn là hình thức mà sẽ là quy định bắt buộc để sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Lấy chứng chỉ quốc tế đầu vào, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ xem ra cũng là cách nâng chuẩn chất lượng của các trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.