Vào 8 giờ sáng, trẻ em đã bắt đầu có mặt ở cổng trường với cặp sách nặng trĩu. Như các trường khác, các em đến khu vực để giày dép ở hàng lang để thay dép đi trong lớp. Mỗi trẻ em đều đeo khẩu trang nhiều màu sắc và ngồi sau tấm chắn cá nhân mà nhà trường mới mua với giá khoảng 10 USD/c.
Cô giáo Katayama luôn theo sát HS, nhắc nhở các em rửa tay, giãn cách xã hội. “HS lớp một rất thích gần nhau, do đó việc giãn cách xã hội là một thách thức” – cô nói – “Thực sự khó để dạy một lớp học bình thường trong khi phải giữ an toàn cho mọi người”. Về mặt tích cực, “Vì là HS lớp 1 nên các em nghĩ điều này là bình thường” – cô cho biết.
Mọi thứ phức tạp hơn vào buổi trưa. Tại các trường học ở Nhật Bản, giờ ăn trưa được coi là một phần của trải nghiệm học tập. Những đứa trẻ lần lượt mặc trang phục đầu bếp và phục vụ món ăn cho các bạn cùng lớp. Cô Katayama phải cố gắng giúp các em thực hiện các biện pháp chống dịch như ngăn các em tụ tập và nói chuyện với nhau.
Một lớp học thông thường ở Nhật có tới 40 HS, tuy nhiên, một hội đồng học giả và nhà nghiên cứu GD ở Tokyo đưa ra một bản kiến nghị giảm sĩ số lớp học xuống 30 và sau đó xuống ngay 20”. Trong khi đó, Viện nghiên cứu Riken của Nhật Bản, hợp tác với ĐH Kobe cho rằng ngay cả lớp học sĩ số đông cũng có thể được tổ chức an toàn với điều kiện là đủ thông gió.
Bên ngoài sân chơi, một lớp học Thể dục đang diễn ra. Tại đây, một GV đang cố gắng hướng dẫn các em. Trẻ em chưa bao giờ cần tập thể dục hơn thế. Tại East Kanamachi, GV nói rằng trẻ em có thể lực kém dễ bị thương hơn, trong khi đó một số em tăng cân trong thời kỳ hạn chế Covid-19.
Tại các trường THCS và THPT, GV đang báo cáo nhiều trường hợp bong cân và co cơ khi trẻ ra khỏi nơi trú ẩn tại nhà và trường học để chạy nhảy trở lại.
Khi quy định về giãn cách xã hội vẫn đang được áp dụng, GV phải sáng tạo ở sân chơi. HS được phép ra sân mà không cần đeo khẩu trang, đặc biệt là trong ngày nóng ẩm để giảm nguy cơ ốm liên quan tới nhiệt độ cao.