Trường học Nhật Bản dùng phần mềm chống bắt nạt ảo

Một trường tiểu học ở miền tây Nhật Bản đang lên kế hoạch sử dụng ứng dụng phần mềm để ngăn chặn các vụ bắt nạt ảo.

Trường học Nhật Bản dùng phần mềm chống bắt nạt ảo
Truong hoc Nhat Ban dung phan mem chong bat nat ao - Anh 1

“Bắt nạt ảo” là hành động sử dụng công nghệ thông tin làm tổn hại hay quấy nhiễu người khác có chủ ý. Phần mềm do một công ty công nghệ Mỹ phát triển, cho phép nạn nhân của các vụ bắt nạt ảo hoặc những người biết hành vi đó thông báo nặc danh bằng cách gửi tin nhắn hoặc gửi ảnh qua điện thoại thông minh.

Ứng dụng này đang được khoảng 3 triệu người dùng trên toàn thế giới.

Trường Tezukayama ở thành phố Nara sẽ bắt đầu sử dụng ứng dụng chống bắt nạt ảo trong tháng 4 tới. Đây là trường tiểu học đầu tiên ở Nhật Bản áp dụng hệ thống này.

Nhà trường giới thiệu ứng dụng tới các học sinh sử dụng điện thoại và yêu cầu phụ huynh thông báo bất kỳ trường hợp học sinh nào bị bắt nạt trên mạng. Hiệu trưởng Takashi Ikeda hy vọng các học sinh và phụ huynh sẽ chung tay để tạo ra một môi trường sư phạm an toàn.

Hơn 2.000 vụ việc bắt nạt ảo được báo cáo tại các trường tiểu học trên khắp Nhật Bản trong năm học 2016.

Theo ANTĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.