Những quy định lạ trong trường học Nhật Bản

GD&TĐ - Khảo sát của tờ Yomiuri  Shimbun cho thấy 11 quận và 3 thành phố đã cấm giáo viên THCS và THPT trao đổi riêng với học sinh qua thư điện tử, 

Những quy định lạ trong trường học Nhật Bản

ứng dụng tin nhắn mạng xã hội hoặc điện thoại sau khi cơ quan quản lí giáo dục phát hiện ra nhiều giáo viên dùng hình thức trao đổi “kín” để thực hiện hành vi khiêu dâm. 

Cấm giáo viên online riêng với học sinh

Các quận Fukushima, Saitama, Chiba, Kanagawa, Gifu, Okayama, Hiroshima, Kagawa, Kochi, Saga và Oita cũng như các thành phố Kyoto, Okayama và Hiroshima cùng ban hành quy định cấm trên.

Sở Giáo dục Tokyo chưa chính thức cấm giáo viên liên hệ với học sinh qua online (trực tuyến) nhưng gợi ý rằng giáo viên cần thông báo với người giám hộ khi liên hệ riêng tư với học sinh và tránh trao đổi 1 - 1 bằng sử dụng tin nhắn nhóm.

Năm 2013 có 205 giáo viên bị xử phạt hoặc sa thải vì có hành vi khiêu dâm học sinh, vì vậy cơ quan quản lí giáo dục phải đề ra nhiều biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng việc cấm giao tiếp giáo viên - học sinh qua các kênh online không giải quyết được gốc gác hành vi khiêu dâm. Vấn đề ở chỗ hoạt động giao tiếp online được giám sát như thế nào!

Thực tế cho thấy nhiều giáo viên đã phải hy sinh thời gian riêng tư để giúp hỗ trợ tư vấn cho cuộc sống và học tập của nhiều học sinh.
Học sinh cần thầy cô như một chỗ dựa tinh thần và việc trao đổi qua online đảm bảo tương đối sự riêng tư cũng như tiện dụng. Đặc biệt với những học sinh ở lứa tuổi dậy thì, đây là những năm
có thay đổi lớn tâm sinh lí, thầy cô có thể giúp các em thích ứng với sự phát triển của cơ thể. 

Thế nhưng sự tiếp xúc riêng tư này cũng dễ tạo điều kiện cho những giáo viên lợi dụng vị trí để làm điều sằng bậy. Quản lí được từng đoạn chat, từng email là công việc phức tạp, tốn thời gian - nhưng vẫn cần phải làm. Về lâu dài, điều gốc gác cần làm là gỡ đi gánh nặng hỗ trợ tâm lí cho giáo viên nhờ vào tuyển dụng đội ngũ chuyên gia tư vấn, các nhà tâm lí học, chuyên gia xã hội học…
Khi chưa có ngân sách cho đội ngũ hỗ trợ này, giáo viên
vẫn phải gánh trách nhiệm lo lắng cho những học sinh “có vấn đề” ở trường, đến tận nhà học sinh để yên tâm là chúng ổn và đưa ra lời khuyên. Để làm được điều đó họ vẫn phải giao tiếp với học
sinh.

Cho dù cấm hay không cấm, học sinh vẫn cần sự
giúp đỡ từ giáo viên. Lưu ý hỗ trợ học sinh “giới tính thứ ba”
Bộ Giáo dục Nhật vừa ban hành hướng dẫn cho các trường học và cấp quản lí giáo dục địa phương về việccần lưu ý và giúp đỡ những
học sinh bị “khiếm khuyết” giới tính. 

Những học sinh đồng tính thường bị lạm dụng, bị bắt nạt trong các trường học Nhật Bản. Từ lâu các chuyên gia và nhà giáo dục đã
khuyến cáo các trường đề ra các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tự sát. Các biện pháp hiện tại bị giới hạn bởi luật về “rối loạn tình dục đồng giới”.

Tài liệu của Bộ Giáo dục nêu rõ: học sinh “rối loạn tình dục đồng giới” thường tự ti và luôn cố che giấu giới tính thật - điều đó tạo
nên gánh nặng tinh thần nặng nề. Vì vậy, giáo viên nên lắng nghe những lo lắng và âu lo của đối tượng học sinh này. Những biện pháp hỗ trợ cụ thể sẽ được đưa vào kế hoạch hàng năm về giáo dục quyền con người.

Bao gồm: Đưa chủ đề này vào chương trình đào tạo của trường và trong các buổi họp giáo viên; không thực hiện điều tra một chiều hoặc phê phán tiêu cực; khuyên giải trong trường hợp phụ huynh không biết hoặc không chấp nhận giới
tính của con. 

Theo Bộ Giáo dục thì đây chỉ là tài liệu tham khảo và áp dụng tuỳ thuộc vào quyết định của từng trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ