Xem nữ họa sĩ kể chuyện làng Tây Nguyên

GD&TĐ - Sau gần 40 năm sinh sống ở vùng đất mới, với vô vàn chuyến đi ký họa, ghi chép, họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu thực sự đủ chín để sáng tác về Tây Nguyên.

Nữ họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu.
Nữ họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu.

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thi vừa cho biết, sẽ tổ chức triển lãm “Nghe kể chuyện làng mình” với những cảm xúc liền mạch về vùng đất Tây Nguyên thơ mộng đầy nắng và gió.

Triển lãm “Nghe kể chuyện làng mình” sẽ được khai mạc lúc 10 giờ ngày 6/9 và kéo dài đến hết ngày 15/9, tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97A Phó Đức Chính, Q.1).

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu sinh năm 1960 tại Huế, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế ít lâu, năm 1985 chị lên Pleiku nhận nhiệm vụ. Gạt sang một bên những khó khăn, thử thách, chị sớm hòa nhập, gắn bó với miền đất mới, đến nay đã gần 40 năm.

image_6483441 (5).JPG

Miền đất mới chạm thấm vào trái tim chị một cách chân thực, tự nhiên để rồi việc chị vẽ con người Tây Nguyên cũng tự nhiên như vậy. Chị yêu thương và thấy được cái đẹp ở khắp nơi, từ cuộc sống bình dị đến văn hóa, tín ngưỡng, hồn cốt... Vì vậy đến triển lãm này, chị gọi tên là “Nghe kể chuyện làng mình” với những câu chuyện của chính làng mình, chứ không còn là chuyện làng Tây Nguyên trong mắt một cô gái Huế có sự cách biệt.

Sau ngần ấy thời gian sinh sống ở vùng đất mới, với vô vàn chuyến đi và vô vàn ký họa, ghi chép... Hồ Thị Xuân Thu đã thực sự đủ chín để sáng tác về Tây Nguyên như cách nghĩ của người Tây Nguyên, theo đúng tinh thần đời sống của họ, chứ không phải theo kỹ thuật, ý chí cá nhân.

image_6483441 (8).JPG

Sau chừng 5 năm vẽ sơn dầu, chị vẫn thấy chưa thỏa mãn nên tạm gác lại tất cả để về Huế học sơn mài một cách bài bản, hàn lâm. Hồ Thị Xuân Thu đã thấy sơn mài mới đúng là vật liệu và chất liệu mà bản thân tìm kiếm.

Với họa sĩ, người Tây Nguyên có sự tự do, mộc mạc, mạnh mẽ tự thân - cũng là giá trị tinh thần thực sự của vùng đất này, sau nhiều năm gắn bó đã biến thành nét vẽ của Hồ Thị Xuân Thu.

Nữ họa sĩ dùng nó một cách tự nhiên, ngọt lịm, mà không cần phải quá chú tâm, cố gắng. Vì vậy, nếu tranh của chị có sự mộc mạc, tự do và mạnh mẽ, thì chính là giá trị chân thực từ đời sống Tây Nguyên.

tranh 9.jpg

Trong một vài tác phẩm, nữ họa sĩ đã thấy cái đẹp của những tấm áo họ phơi để chờ đón ngày hội về (Chờ tháng Ba về, 80 x 200cm), hoặc cái đẹp bên bếp than nồng (Bếp nồng, 50 x 100cm), hoặc cái đẹp của những con người bình dị nằm bên nhau trong mái nhà sàn nghe sử thi (Nằm nghe kể Khan, 120 x 240cm)… Cái đẹp ấy như một khúc than hồng được ấp ủ đến lúc hé cười, sưởi ấm.

Màu sắc trong tranh của Hồ Thị Xuân Thu là tự thân, khi vẽ cảm nhận thế nào thì vẽ thế đó. Màu sắc của tranh sơn mài là son, vàng, then… từ truyền thống, nhưng có thể khi vẽ, chị đã chạm vào chính trái tim mình, thể hiện điều cảm nhận. Không phải câu nệ sự đúng sai của màu sắc, bố cục, vì sự ấm áp trong tranh cũng là sự ấm áp của chính tình thân.

tranh 6.jpg

Có lẽ với Hồ Thị Xuân Thu, khi một bức tranh có sự tương đồng về cảm xúc, thì sẽ dễ dàng nhận ra sự giao thoa, hòa quyện. Ngay lúc ấy, tranh đã có cái hồn. Sự rực rỡ, bóng lộn trong tranh là ở tình cảm, chứ không phải ở bảng màu hoặc bề mặt tác phẩm.

Cái hồn trong tranh nữ họa sĩ có thể nhận ra từ các nhân vật đang hỏi thăm nhau, dải khăn, bàn chân cũng đang hỏi thăm nhau. Vì vậy, sự tỏa sáng trong tranh của chị chính là sự rực rỡ về tình cảm giao hòa, là các câu chuyện giữa người với người Tây Nguyên.

tranh 11.jpg

Nếu tính cả triển lãm hai nữ họa sĩ Huế: Hồ Thị Xuân Thu và Dương Tuyết tại Gallery Lotus (TPHCM) vào năm 2005, thì từ năm 2004 đến nay, Hồ Thị Xuân Thu đã có 4 triển lãm cá nhân sơn mài, chứng tỏ sức làm việc bền bỉ. Với vật liệu và chất liệu sơn mài, vốn kỳ công và nặng nhọc, không phải muốn là có thể vẽ, nếu không đủ lực và tinh thần sáng tạo.

Ngay triển lãm cá nhân đầu tiên năm 2004 là “Sắc màu Tây Nguyên” tại Hội Mỹ thuật TPHCM, Hồ Thị Xuân Thu đã tạo được ấn tượng với giới làm nghề và giới sưu tập, khi mang đến một không khí sơn mài khác lạ.

Năm 2012, triển lãm sơn mài “Sắc màu Tây Nguyên” tại Hà Nội cũng rất thành công, ngỡ như con đường sơn mài của chị rất thênh thang.

tranh 13.jpg

Khoảng 2016, Hồ Thị Xuân Thu mở xưởng vẽ riêng tại Pleiku, muốn tập trung cho sáng tác. Nhưng với trái tim của người mẹ, chị muốn tạm gác một chút công việc sáng tác để tập trung lo cho con cái. Mãi đến khi dịch Covid-19 xảy ra, khi con cái đã tạm trưởng thành, chị mới nhen nhóm trở lại sáng tác.

Trong những năm tới đây, Hồ Thị Xuân Thu dự định sẽ mang tranh sơn mài về quê nhà ở Huế để làm một triển lãm cá nhân, trước đó sẽ là một triển lãm cá nhân tại quê hương thứ hai Pleiku (Gia Lai).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh cụ thể và nguồn gốc tên gọi của Oreshnik vẫn còn là điều bí ẩn.

Điều ông Putin không biết về Oreshnik

GD&TĐ - Dù Oreshnik của Nga đã được biết đến trong cuộc tấn công cơ sở quân sự Ukraine hồi tháng trước nhưng đến nay, nguồn gốc tên gọi vẫn là bí ẩn.

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.