Xem lại quy định giảm 50% thuế thu nhập cá nhân ở đặc khu kinh tế

GD&TĐ - Nhiều Đại biểu Quốc hội vẫn còn băn khoăn về một số nội dung dung của dự thảo Luật Đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt. Đại biểu Tô Văn Tám - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum cho rằng, không cần thiết thành lập Ban tư vấn và nếu có miễn thuế thu nhập cá nhân thì cũng phải có giới hạn.  

Đại biểu Tô Văn Tám - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum. Ảnh: quochoi.vn
Đại biểu Tô Văn Tám - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum. Ảnh: quochoi.vn

Miễn thuế nhưng phải có giới hạn

Theo Đại biểu Tô Văn Tám, tại Khoản 1, 2 Điều 40 của dự thảo luật có nêu: Miễn thuế TNCN trong thời hạn 5 năm, nhưng không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế TNCN phải nộp trong các năm tiếp theo đối với thu nhập tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh phát sinh từ đặc khu kinh tế của cá nhân.

Đại biểu cho rằng, quy định miễn giảm như vậy cũng tốt để thu hút nhân lực có chất lượng vào đây. Nhưng miễn thì chúng ta có giới hạn, giảm 50% không có giới hạn thì có nghĩa là những người làm việc ở đặc khu này, trong suốt thời gian làm việc còn lại người đó được miễn thuế. Mà Hiến pháp có quy định công nhân có nghĩa vụ đóng thuế.

Đồng thời, công dân bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Do đó, việc miễn thuế đến năm 2030 thì đương nhiên rồi, còn giảm 50% thì nên có giới hạn nào đó để đảm bảo tính bình đẳng của công dân trước Hiến pháp.

Không cần thiết thành lập Ban tư vấn

Liên quan tới nội dung Ban tư vấn hỗ trợ phát triển khu được nêu tại Điều 50 của dự thảo luật, Đại biểu Tô Văn Tám cho rằng, trong giải trình cũng nói rất rõ nhằm tăng sự giám sát của chính quyền trung ương ở đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt trong điều kiện chủ tịch UBND đặc khu được trao thêm một số thẩm quyền vượt trội.

Điều 50 có nêu cơ cấu tổ chức, quyền hạn của Ban tư vấn hỗ trợ phát triển khu và đồng thời quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ tịch UBND đặc khu đối với Ban này. Trong đó, có nghĩa vụ xin ý kiến một loạt các vấn đề trước khi trình, trước khi quyết định.

Theo đại biểu Tô Văn Tám, hiện nay chúng ta thiết lập cơ chế chính quyền là cấp chính quyền, thì việc giám sát của Chủ tịch đặc khu ở đây gồm có giám sát của HĐND đặc khu, giám sát HĐND tỉnh; giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội; giám sát của tổ chức chính trị xã hội.…

"Như vậy, việc kiểm tra, giám sát đối với Chủ tịch ủy ban đặc khu tương đối nhiều. Cho nên tôi thấy rằng nếu ban hành thêm quy định nữa thì vô hình chung lại làm cho mất tính chủ động, gia tăng sự ràng buộc. Tôi thấy cũng không cần thiết phải có Ban này và chúng ta có những thiết chế kiểm tra, kiểm soát, giám sát rất hiệu quả" - Đại biểu Tô Văn Tám nêu quan điểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Kon Tum.

Khởi tố 2 thanh niên cho vay lãi 365%/năm

GD&TĐ - Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú vào Kon Tum tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất lên đến 365%/năm, gấp 18 lần mức lãi suất quy định.