Đã là đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thì phải thật sự đặc biệt

GD&TĐ - Sáng nay (4/4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV về dự án Luật Đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt.

Ông Nguyễn Thanh Xuân - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ
Ông Nguyễn Thanh Xuân - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ

Bên lề hội nghị, ông Nguyễn Thanh Xuân - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ đã có trao đổi với báo chí xung quanh dự án luật này.

* Theo ông, đâu là tính đột phá trong Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt lần này?

- Ông Nguyễn Thanh Xuân: Tôi tâm đắc nhất đó là, xác định đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Điều đó thể hiện số việc giao thẩm quyền, phân quyền, phân cấp cho chính quyền địa phương nhiều hơn, hay là giải quyết một số cơ chế về chính sách thu hút đầu tư, cho đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt này.

* Vậy theo ông, để cho đơn vị hành chính đặc biệt này hoạt động hiệu quả, phát huy được tối đa mục đích đã đề ra thì nên tổ chức mô hình chính quyền địa phương như thế nào?

- Ông Nguyễn Thanh Xuân: Theo như Dự thảo Luật hiện nay, thì đã có một sự điều chỉnh, bổ sung. Trước đây đã có 2 phương án, hiện nay lấy những ưu điểm của hai phương án đó, những cái hiệu quả, những cái khả thi, ở trong thực tiễn để chọn ra một mô hình mới, mà mô hình này lại giống như mô hình hành chính tương đương trực thuôc tỉnh.

Trước đây, Chủ tịch UBND của đơn vị hành chính đặc biệt phải do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm nhưng hiện nay có cả UBND, HĐND và một số cơ quan chuyên môn.

Điều đặc biệt là ở chỗ phân cấp, phân quyền, giao thẩm quyền cho HĐND và UBND, Chủ tịch UBND của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt nhiều hơn. Đó là cái mới và cần quan tâm.

Theo tôi, đã là đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt thì nó phải thật sự đặc biệt. Tôi nghĩ rằng sẽ phải thực hiện từng bước một. Bên cạnh đó theo tôi, cũng cần điều chỉnh, bổ sung những luật khác.

Liên quan đến vấn đề giao đất hoặc thời hạn đối với quyền sử dụng đất, tôi nghĩ luật đất đai cũng quy định, nhưng mà đây là đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt thì nó phải khác. Vì thế không phải như luật đất đai nữa mà thời hạn nhiều hơn còn nếu không thì không có gì đặc biệt. Qua đó, các nhà đầu tư mới thấy sự khác biệt và đặc biệt.

* Vậy theo ông, nếu luật này được thông qua thì có giúp cho 3 đặc khu kinh tế nước ta sẽ phát triển như mong đợi hay không?

- Ông Nguyễn Thanh Xuân: Tôi nghĩ rằng cần phải có một tầm nhìn lược, vì 3 khu này sẽ liên kết để phát triển. Vì vậy không thể đi theo một lãnh thổ địa hình, mà nó đi theo vùng miền và khu vực liên kết với nhau.

Nếu 3 khu này hình thành thì sẽ có một sự liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương với nhau, để tạo ra động lực và giữa 3 khu này liên kết với nhau sẽ tạo sự phát triển đồng bộ và lan tỏa, giúp cho việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước tốt hơn.

Xin cảm ơn ông!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.